金蕉葉
滴滴雨下芭蕉片
來風動
深深庭院
沼畔青蛙
靜觀萍沫浮流轉
兩鴨水花戲面
蓬門未掃開花落
劍南春
瓦盞香淺
世路獨樂行藏
夕月朝花現
附驥不謀爲願
KIM TIÊU DIỆP
Đích đích vũ há ba tiêu phiến
Lai phong động
Thâm thâm đình viện
Chiểu bạn thanh oa
Tĩnh quan bình mạt phù lưu chuyển
Lưỡng áp thuỷ hoa hí diện
Bồng môn vị tảo khai hoa lạc
Kiếm Nam Xuân
Ngoã trản hương thiển
Thế lộ độc lạc hành tàng
Tịch nguyệt triêu hoa hiện
Phụ kí bất mưu vi nguyện
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 29/01/2024
Bồng môn vị tảo khai hoa lạc 蓬門未掃: Mượn ý từ hai câu trong bài Khách
chí 客至của
Đỗ Phủ 杜甫:
Hoa kính bất tằng duyên khách tảo
Bồng môn kim thuỷ vị quân khai
花徑不曾緣客掃
蓬門今始爲君開
(Lối hoa này chưa từng vì ai mà quét
Cửa bồng hôm nay vì anh mà mở)
Kiếm Nam Xuân劍南春: tên một loại rượu nổi tiếng của
Tứ Xuyên.
Hành tàng 行藏: Thiên “Thuật nhi” 述而trong “Luận ngữ” 論語có câu:
Tử
vị Nhan Uyên viết: “Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ hữu thị
phù!”
子謂顏淵曰: “用之則行, 舍之則藏, 唯我與爾有是夫!”
(Khổng
Tử nói với Nhan Uyên rằng: “Nếu dùng thì tích cực đem đạo ra thi hành; nếu không
dùng, thì sẽ ẩn với đạo. Chỉ có ta và con mới được như thế!”. )
Hành
tàng bất nhị 行藏不二: Mượn từ bài hát nói “Hành tàng” 行藏của Nguyễn Công Trứ:
Hành tàng bất nhị kì quan
行藏不二其觀
(Ra làm quan giúp đời và lúc ở ẩn,
hai quan niệm đó không khác nhau)
Phụ
kí: Tức “phụ kí
vĩ” 附驥尾
(bám vào đuôi ngựa
kí). “Kí” 驥là
thiên lí mã, loài ruồi nhặng bám vào đuôi ngựa kí, có thể đi được xa ngàn dặm. “Phụ
kí vĩ” dùng để ví một người nào đó dựa vào một người nổi tiếng khác để mình được
nổi tiếng, hoặc dựa vào người có quyền thế để thành danh. “Phụ kí vĩ” cùng được
dùng làm từ khiêm xưng.
Trong
Sử kí – Bá Di liệt truyện 史記 - 伯夷列傳có câu:
Bá Di, Thúc Tề tuy hiền, đắc Phu Tử nhi danh
ích chương. Nhan Uyên tuy đốc học, phụ kí vĩ nhi ích hiển. Nham huyệt chi sĩ,
thủ xả hữu thời nhược thử, loại danh nhân diệt nhi bất xưng, bi phù! Lư hạng
chi nhân, dục để hành lập danh giả, phi phụ thanh vân chi sĩ, ô năng thi vu hậu
thế tai?
伯夷, 叔齊雖賢, 得夫子而益彰. 顏淵雖篤學, 附驥尾而行益顯. 巖穴之士, 趣舍有時若此, 類名堙滅而不稱, 悲夫! 閭巷之人, 欲砥行立名者, 非附青雲之士, 惡能施于後世哉?
(Bá
Di, Thúc Tề tuy là người hiền, nhưng nhân vì được lời tán dương của Phu Tử mà
càng thêm rạng rỡ. Nhan Uyên tuy chuyên tâm hiếu học, cũng chẳng qua bám theo
đuôi ngựa kí (ý nói theo sau Khổng Tử) mà đức hạnh càng hiển lộ. Kẻ sĩ ẩn cư
nơi hang núi, tuy xuất xử hợp thời, nhưng thanh danh bị mai một không được một
ai khen ngợi, buồn thay! Những người ở nơi ngõ ngách, muốn rèn giũa đức hạnh,
kiến lập công danh, nếu không theo kẻ sĩ hiển đạt, thì làm sao có thể lưu danh
hậu thế?)