“TAM QUỐC DIỄN NGHĨA”
TIỂU THUYẾT DIỄN NGHĨA LỊCH SỬ KINH ĐIỂN
(tiếp theo)
Ba phần hư cấu, bảy phần tả thực
“Tam
quốc diễn nghĩa” 三国演义 miêu tả một giai đoạn lịch gần 100 năm, từ cuối thời Đông
Hán đến những năm đầu thời Tây Tấn, phản ánh cuộc đấu tranh chính trị giữa ba đại
tập đoàn chính trị phong kiến Ngô, Thục, Nguỵ cùng với sự xâm nhập và chuyển hoá
các mâu thuẫn xã hội.
“Tam
quốc diễn nghĩa” 三国演义căn cứ vào “Tam
quốc chí” 三国志. Về thái độ đối với ba nước, khuynh hướng chủ yếu của dân gian là “tôn Lưu,
phản Tào, bỉ Ngô” 尊刘反曹鄙吴, tác giả cũng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc các quan điểm.
Nhân đó mà trong tiểu thuyết, ông đã tiến hành tái hư cấu đối với sự thực lịch
sử, trên cơ sở “Tam quốc chí” tiến hành tái phát huy, tiến hành khoa trương,
mĩ hoá, xấu hoá .v.v… Cho nên học giả Chương Học Thành 章学诚đời
Thanh nói rằng:
Tam
quốc diễn nghĩa thất thực tam hư, hoặc loạn quan giả. Thất phân tả thực, tam phân
hư cấu, nhượng độc giả mê hoặc, bất tri hà giả vi chân, hà giả vi giả.
三国演义七实三虚, 惑乱观者. 七分写实, 三分虚构, 让读者迷惑, 不知何者为真, 何者为假.
(“Tam
quốc diễn nghĩa” bảy phần thực, ba phần hư. Làm rối loạn người đọc. Bảy phần tả
thực, ba phần hư cấu, khiến độc giả mê hoặc, không biết đâu là thực, đâu là giả.)
Để biểu
hiện tư tưởng tôn Lưu phản Tào, ông đã khắc hoạ hình tượng Tào Tháo 曹操là một gian thần, như trong tiểu thuyết, lai lịch một
câu mà Tào Tháo nói qua bị người đời sau chỉ trích:
Ninh giao ngã phụ thiên hạ nhân, hưu giao thiên hạ nhân
phụ ngã.
宁教我負天下人, 休教天下人負我
(Thà để ta phụ người trong thiên hạ, chứ không để người
trong thiên hạ phụ ta)
Sự thực,
gốc của câu nói của Tào Tháo là:
Ninh ngã phụ nhân, vô nhân phụ ngã.
宁我負人, 毋人負我
(Thà ta phụ người, không để người phụ ta)
Cách miêu
thuật trong diễn nghĩa có dụng tâm khác, quả thực hạ thấp Tào Tháo.
Để biểu
hiện “uy mãnh cương nghị” 威猛刚毅, “nghĩa trọng như
sơn” 义重如山của Quan Vũ, 关羽 trong tiểu thuyết đã sắp xếp tình tiết “ôn tửu trảm
Hoa Hùng” 温酒斩华雄. Sự thực, Hoa Hùng chết trong trận đối kháng với bộ hạ
của Tôn Kiên 孙坚. Để biểu hiện hình tượng vị quân chủ nhân từ, yêu dân
mến vật, lấy lễ đãi người dưới, biết người và giỏi dùng người, trong tiểu thuyết
có tình tiết di hoa tiếp mộc “tiên Đốc Bưu” 鞭督邮 (đánh roi Đốc Bưu),
đổ lên đầu Trương Phi 张飞. Sự thực, Đốc Bưu 督邮cự tuyệt gặp Lưu Bị 刘备,
Lưu Bị cả giận đánh trượng Đốc Bưu, hoàn toàn không phải là do Trương Phi.
“Tam
quốc diễn nghĩa” tuy có không ít tình tiết xuyên tạc hư cấu, nhưng từ tổng
thể sự kiện mà nói, cơ bản phụ hợp lịch sử, hoặc trong lịch sử có khả năng phát
sinh. Như vậy, khiến cho người ta không dế phát hiện nội dung nào là hư cấu, nội
dung 盾构hư cấu đã đạt đến mức lẫn lộn chân tướng, lấy giả làm
chân.
“Tam quốc diễn nghĩa” đã khơi dòng cho tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử, là điển hình cho “giảng diễn lịch sử, tái hiện lịch sử sử thực”. Từ đó trở đi, văn nhân tao khác lần lượt mô phỏng theo, khiến lịch sử 5000 năm của Trung Quốc được viết thành các dạng tiểu thuyết diễn nghĩa, nhưng thành tựu của chúng vẫn không cách nào vượt qua “Tam quốc diễn nghĩa”. (hết)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/01/2024
Nguyên tác Trung văn
LỊCH SỬ DIỄN NGHĨA TIỂU THUYẾT
KINH ĐIỂN
“TAM QUỐC DIỄN NGHĨA”
历史演义小说經典
“三国演义”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản
2019