TIỂU THUYẾT DIỄN NGHĨA LỊCH SỬ KINH ĐIỂN
“Tam quốc diễn nghĩa” 三国演义tên đầy đủ là “Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa” 三国志通俗演义là tác phẩm kinh điển của tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử, tác giả là La Quán Trung 罗贯中, người cuối đời Nguyên đầu đời Minh. “Tam quốc diễn nghĩa” miêu tả bắt đầu từ cuối cuộc khởi nghĩa Hoàng cân 黄巾vào cuối thời Đông Hán đến sơ kì thời Tây Tấn quốc gia lại thống nhất trở lại thì kết thúc. Trong bối cảnh lịch sử xã hội rộng lớn trong tiểu thuyết, đã triển hiện sự phức tạp thời đại cùng sự xung đột quân sự chính trị mang nét đặc sắc.
Chuyên lấy loạn thế làm đề tài
La Quán Trung 罗贯中 (khoảng năm 1330 – năm 1400),
tên Bản 本, tự Quán Trung 贯中, người Thái Nguyên 太原Sơn Tây 山西, hiệu
Hồ Hải Tản Nhân 湖海散人, sinh vào thời đại vương triều phong kiến cuối đời Nguyên đầu đời Minh.
La Quán Trung sinh vào niên hiệu Diên Hựu 延祐đời Nguyên Nhân Tông 元仁宗, phụ
thân là người buôn bán tơ lụa. Năm ông 14 tuổi, mẫu thân qua đời, thế là ngừng
học theo phụ thân đến vùng Tô Châu 苏州, Hàng
Châu 杭州buôn bán. Nhưng đối với việc buôn bán, La Quán Trung cảm thấy không hứng
thú. Được sự đồng ý của phụ thân, ông đến Từ Khê 慈溪theo học với học giả nổi tiếng
đương thời là Triệu Bảo Phong 赵宝丰.
Năm Chí Chính 至正thứ 16 đời Nguyên Huệ Tông 元惠宗 (năm
1356), La Quán Trung từ biệt Triệu Bảo Phong đến làm khách dưới trướng Trương Sĩ
Thành 张士诚của nghĩa quân khởi nghĩa nông dân. Năm sau dưới kiến nghị của La Quán
Trung, Trương Sĩ Thành đánh bại cuộc tấn công của Khang Mậu Tài 康茂才, bộ hạ
của Chu Nguyên Chương 朱元璋. Cùng năm đó, em Trương Sĩ Thành bại binh bị
triều Nguyên bắt, Trương Sĩ Thành đành đầu hàng. Sau khi hàng triều Nguyên, Trương
Sĩ Thành chỉ ham hưởng lạc. Đến năm Chí Chính thứ 23, Trương Sĩ Thành nhìn thấy
triều Nguyên suy yếu, lại một lần nữa xưng vương. Rất nhiều mạc liêu trong đó có
La Quán Trung kiến nghị tạm hoãn xưng vương, nhưng không được chấp nhận. Từ đó
La Quán Trung mất niềm tin đối với Trương Sĩ Thành, nên rời bỏ Trương Sĩ Thành.
Về sau, tại núi Hà Dương 河阳(nay là cảng Trương Gia 张家thành
phố Tô Châu 苏州tỉnh Giang Tô 江苏), ông gặp được Thi Nại Am 施耐庵đang viết “Thuỷ hử truyện” 水浒传,
bái làm thầy. Từ đó, La Quán Trung luôn bên cạnh Thi Nại Am, giúp sao chép bản
thảo. Sau đó ông bắt đầu tự sáng tác “Tam quốc diễn nghĩa” 三国演义,
đồng thời được nhiều chỉ điểm của Thi Nại Am.
La Quán Trung là tác gia có cống hiến đặc thù trong lịch sử
văn học Trung Quốc. Nhiều tiểu thuyết mà ông sáng tác, đều lấy loạn thế làm đề
tài, trong lịch sử Trung Quốc chỉ có 7 thời đại phân liệt , La Quán Trung đã viết
hết 3, trừ “Tam quốc diễn nghĩa” 三国演义 ra, tương truyền còn có những
trứ tác như: “Tuỳ Đường chí truyện” 隋唐志传, “Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa truyện”
残唐五代史 và “Tam trục bình yêu truyện” 三逐平妖传…
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/01/2024
Nguyên tác Trung văn
LỊCH SỬ DIỄN NGHĨA TIỂU THUYẾT
KINH ĐIỂN
“TAM QUỐC DIỄN NGHĨA”
历史演义小说經典
“三国演义”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản
2019