行不得
梧葉落
想蒓鱸
一隻鶴
寄心思
萬里千重隔山水
翹首嬋娟共長久
白駒歲月望雁魚
但願年度人安居
HÀNH BẤT ĐẮC
Ngô diệp lạc
Tưởng thuần lư
Nhất chích hạc
Kí tâm tư
Vạn lí thiên trùng cách sơn thuỷ
Kiều thủ thiền quyên cộng trường cửu
Bạch câu tuế nguyệt vọng nhạn ngư
Đản nguyện niên độ nhân an cư
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 31/12/2023
Thuần
lư 蒓鱸
/ 莼鲈: Điển xuất từ thành ngữ “Thuần
lư chi tư” 莼鲈之思, hình dung tình cảm nhớ quê hương.
Thuần 莼 là
tên một loại rau; lư 鲈 là tên một loại cá. Thành ngữ
“Thuần lư chi tư” liên quan đến câu nói của Trương Hàn 张翰 thời
Tây Tấn:
Trương Hàn 张翰 tự Quý Ưng 季鹰, người Ngô Giang 吴江, là một tài tử, thi thư đều giỏi. Nói đến Trương Hàn, người ta thường nhắc đến món rau thuần và cá lư. Trong Tấn thư – Trương Hàn truyện 晋书 - 张翰传 có viết:
Trương Hàn tại Lạc, nhân kiến
thu phong khởi, nãi tư Ngô Trung uyển thái thuần canh, lư ngư quái, viết: ‘Nhân
sinh quý thích chí, hà năng ki hoạn sổ thiên lí dĩ yếu danh tước hồ!’ Toại mệnh
giá nhi quy.
张翰在洛, 因见秋风起, 乃思吴中苑菜莼羹, 鲈鱼脍, 曰: ‘人生贵适志, 何能羁宦数千里以要名爵乎!’ 遂命驾而归.
(Trương Hàn lúc ở tại ấp Lạc, thấy gió thu nổi lên, liền nhớ tới món canh rau
thuần, thịt cá lư thái nhỏ ở quê nhà Ngô Trung, bèn nói rằng: ‘Đời người quý ở
chỗ được theo chí của mình, sao lại vì việc mưu cầu công danh tước vị mà trói
buộc thân mình nơi xa ngàn dặm.’ Bèn sai thị tùng đóng ngựa trở về quê nhà)
http://www.huaxia.com/wh/zsc/2006/00518530.htmlg
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cũng đã viết:
Thú quê thuần hức bén mùi
Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô
(“Truyện Kiều” 1593 - 1594)
Thiền
quyên 嬋娟: Mượn chỉ vầng trăng. Trong bài
từ theo điệu “Thuỷ điệu ca đầu” 水調歌頭 của Tô Thức 蘇軾có câu:
Đản nguyện nhân
trường cửu
Thiên lí cộng thiền
quyên
但願人長久
千里共嬋娟
(Chỉ cầu người mà mình mong nhớ
được bình yên mãi mãi,
Dù cách trăm sông ngàn núi, cũng
có thể cùng nhau ngắm vầng trăng sáng.)
Bạch câu 白駒: Tức “Bạch câu quá khích” 白驹过隙 (bóng câu qua cửa sổ). “Bạch câu” 白驹tức tuấn mã sắc trắng; “khích” 隙 là
khe hở. Con tuấn mã chạy vụt qua khe hở, hình dung thời gian trôi qua thật
nhanh, điển xuất từ Trang Tử - Trí bắc du 庄子 - 知北游. Trong Trí bắc du có
câu:
Nhân
sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên nhi dĩ.
人生天地之间, 若白驹之过隙, 忽然而已.
(Đời
người trong khoảng trời đất, giống như bóng câu qua cửa sổ, thoáng một cái đã
qua mất.)
Trong Sử
kí – Lưu Hầu thế gia 史记 - 留侯世家 của
Tư Mã Thiên 司马迁thời Tây Hán có câu:
Nhân
sinh nhất thế gian, như bạch câu quá khích, hà chí tự khổ như thử hồ!
人生一世间, 如白驹过隙, 何至自苦如此乎!
(Đời
người trên thế gian như bóng câu qua cửa sổ, hà tất phải tự làm khổ mình như thế!)
Và trong Hán thư 汉书 quyển 33 – Nguỵ Báo truyện 魏豹传của Ban Cố 班固thời Đông Hán:
Nhân sinh nhất thế gian, như bạch câu quá
khích.
人生一世间, 如白驹过隙.
(Đời người trên thế gian, như bóng câu qua cửa
sổ).
https://baike.baidu.com/item/%E7%99%BD%E9%A9%B9%E8%BF%87%E9%9A%99/2217?fromModule=lemma_inlink
Nhạn ngư 雁魚: Tức
“nhạn tín ngư thư” 雁信鱼书cũng
nói “ngư thư nhạn tín” 鱼书雁信, phiếm
chỉ thư tín
Nhạn tín 雁信: Tin nhạn, xuất từ điển Tô Vũ.
Tô Vũ 苏武 (năm 140 – năm 60 trước công nguyên),
người Đỗ Lăng 杜陵, nhà ngoại giao kiệt xuất thời
Tây Hán. Thời Hán Vũ Đế 汉武帝giữ chức Lang 郎.
Năm Thiên Hán 天汉nguyên niên (năm 100 trước công
nguyên) phụng mệnh đi sứ Hung Nô, bị giữ lại. Quý tộc Hung Nô nhiều lần uy hiếp
dụ dỗ, muốn ông đầu hàng, nhưng ông không chịu. Về sau Tô Vũ bị đày đến Bắc Hải 北海 chăn
dê. Trải qua mười mấy năm ở Hung Nô, Tô Vũ vẫn kiên cường bất khuất.
Năm Hậu Nguyên 后元 thứ 2 – niên hiệu của Hán
Vũ Đế, (năm 87 trước công nguyên), Chiêu Đế 昭帝lên
ngôi. Mấy năm sau, Hung Nô và triều Hán đạt được hoà nghị, triều Hán cho tìm Tô
Vũ nhưng Hung Nô nói gạt là Tô Vũ đã chết. Triều Hán phái sứ giả đến Hung
Nô. Thường Huệ 常惠 - viên phó sứ cũng bị giữ
lại ở Hung Nô, xin người canh giữ mình đang đêm cùng với người đó đến gặp Hán sứ,
thuật lại tình hình của Tô Vũ, bảo Hán sứ nói với Thiền Vu 單于 rằng:
Thiên tử triều Hán trong lúc đi săn ở vườn Thượng Lâm 上林,
bắn được một con chim nhạn, nơi chân có buộc một bức thư, trong thư nói là Tô
Vũ hiện đang ở Bắc Hải. Hán sứ vô cùng vui mừng, theo lời của Thường Huệ trách
Thiền Vu. Thiền Vu vô cùng kinh ngạc xin lỗi Hán sứ, nói rằng: “Quả thực Tô Vũ
hãy còn sống”.
Mùa xuân năm Thuỷ Nguyên 始元thứ 6 (năm 81 trước công
nguyên) đời Hán Chiêu Đế, Tô Vũ được phóng thích trở về lại Trường An 长安.
https://baike.baidu.com/item/%E8%8B%8F%E6%AD%A6/517980
Về sau, người ta thường dùng “nhạn tín” 雁信, “nhạn thư” 雁书, “nhạn bạch” 雁帛 để chỉ thư tín.
Ngư thư魚書: Trong Nhạc phủ thi tập – Tương hoà ca từ thập tam
- Ấm mã trường thành quật hành chi nhất 樂府詩集 - 相和歌辭十三 - 飲馬長城窟行之一 có chép:
Khách tùng viễn phương lai
Dị ngã song lý ngư
Hô nhi phanh lý ngư
Trung hữu xích tố thư
客從遠方來
遺我雙鯉魚
呼兒烹鯉魚
中有尺素書
(Khách từ phương xa đến
Tặng cho ta hai con
cá chép
Gọi trẻ đem cá mổ
Thấy trong bụng cá có
phong thư)
Về sau từ “ngư thư” hoặc “tin cá” dùng
để chỉ tin tức.
Có thuyết
cho rằng: “song lí ngư” 雙鯉魚là chỉ thư
tín. Người xưa khi gởi thư thường cất thư vào trong chiếc hộp được làm bằng hai
mảnh gỗ có hình con cá ghép lại, gọi là
“song lí ngư”. Đương nhiên trong đoạn thơ có
nói “gọi trẻ đem cá mổ” không phải là
thực, mà là bảo con mở hộp thư bằng gỗ có dạng hình cá chép mà thôi.