Dịch thuật: Thế nào là Hoa kiều (kì 3 - hết)

 

THẾ NÀO LÀ HOA KIỀU

(kì 3 – hết)

         Thứ 5: Nếu như xem Hoa kiều là người kiều cư nước ngoài của dân tộc Trung Hoa, thế thì, cho dù là trong lịch sử đã xuất hiện qua cách gọi như thế, như thời cổ có “Hán nhân” 汉人, “Tấn dân” 晋民, “Đường nhân” 唐人, “Bắc nhân” 北人, Trung Hoa nhân” 中华人, “Trung Quốc cổ nhân” 中国贾人; cận đại có “hải ngoại Hoa nhân” 海外华人, “hải ngoại Trung Quốc nhân” 海外中国人, “Hoa dân” 华民, “Hoa công” 华工, “Hoa thương” 华商, “Mân nhân” 闽人, “Việt nhân” 粤人, “Điền nhân” 滇人, hiện tại dần hình thành “Hoa kiều” 华侨, “Hoa nhân” 华人, “Hoa duệ” 华裔, “Hoa tộc” 华族 ….. tất cả đều có huyết thống của dân tộc Trung Hoa và đặc trưng dân tộc ở một mức độ khác nhau, tất cả đều là đối tượng nghiên cứu của lịch sử Hoa kiều. Tuỳ nhiên, theo sự phát triển của lịch sử, “Hoa kiều” 华侨1 phân làm 3: Hoa duệ 华裔, Hoa nhân 华人, Hoa tộc 华族, nhưng căn cơ của cả 3 và điểm quan sát nhận biết họ, phải là Hoa kiều. Lí lẽ vô cùng đơn giản, dân tộc Trung Hoa không “kiều” , thì không có cái mà gọi là “Hoa kiều” 华侨, mà đã không có “Hoa kiều” kiều cư ở nước ngoài, thì cũng không tồn tại điều mà gọi là “Hoa duệ” 华裔trong việc “truyền tông tục đại” 传宗续代 và “Hoa nhân” 华人nhập ngoại tịch, càng không thể nói sự hình thành “Hoa tộc” 华族. Nhân đó mà, quy kết lại ở chỗ chữ “kiều” , ở chỗ trước tiên có “Hoa kiều” 华侨, sau đó mới xuất hiện “Hoa nhân” 华人, “Hoa duệ” 华裔, “Hoa tộc” 华族. Sử dụng từ “Hoa kiều” có thể lí giải là khái quát “Hoa nhân”, “Hoa duệ”, cho đến “Hoa tộc”. Nhưng cả 3 từ sau lại rất khó dung nạp từ trước. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho chúng ta biết, đối đãi sự vật cần phải vừa coi trọng lịch sử lại coi trọng hiện thực. Sự phát triển của lịch sử dần hình thành nhiều xưng vị có liên quan đến Hoa kiều trong hiện thực, chúng ta không được “một lá che mắt”, nhìn mà không thấy, hoặc theo thái độ hư vô chủ nghĩa, Nhưng nếu một đao cắt để phân định thế nào là “thời đại” “thời không”, cắt mối quan hệ nội của cả 4, về lí luận cũng khó mà nói cho tròn trịa. Có ý kiến xuất phát từ hảo tâm, yêu cầu mọi người khi bàn luận về mối quan hệ của cả 4, hãy nghĩ đến tình cảm và tập quán trong cuộc sống hiện thực, điều này có thể hiểu. Nhưng cuộc sống hiện thực lại cho thấy một khuôn mặt vẽ ra khác: hãy còn có cả trăm vạn Hoa kiều chưa nhập ngoại tịch, nhưng hàng năm đều có Hoa duệ, Hoa nhân về nước “tìm lại cội nguồn”, có người còn mong được “lá rụng về cội”. Những điều đó cũng không phải là “tình cảm” và “tập quán” sao!

          Thứ 6: Nếu thừa nhận Hoa kiều là một bộ phận của dân tộc Trung Hoa, thế thì trong cuộc sống hiện thực sẽ giảm đi nhiều rối rắm không cần có. Nhân vì xuất phát từ quan điểm dân tộc, đồng bào kiều cư ở nước ngoài đều là “con cháu Viêm Hoàng”, thành viên của dân tộc Trung Hoa, cần phải đoàn kết nhất trí, nắm tay nhau cùng tiến bước, đồng tâm đồng đức cống hiến cho sự nghiệp thống nhất tổ quốc và xây dựng “tứ hoá”. Chỉ cần là con cháu của dân tộc Trung Hoa, chỉ cần là ra đi từ lãnh thổ Trung Quốc thì đều là Hoa kiều, đều cần phải đối đãi như nhau, điều này có lợi cho sự đoàn kết dân tộc, thống nhất tổ quốc.

          Thứ 7: Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin liên quan đến học thuyết quốc gia cho rằng: quốc gia cuối cùng sẽ tiêu vong, thế giới nhất định sẽ đại đồng. Nhìn từ lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật, điểm quy tụ của Hoa kiều cũng nhất định là tuân theo bước đi của quy luật phát triển xã hội, đạp lên quỹ đạo của lịch sử mà tiến, cùng với điều mà thế giới gọi là dân tộc đi hết lộ trình phát triển,  hình thành và tiêu vong của mình. Lúc bấy giờ, “thiên hạ vi công” 天下为公, cũng có công lao bất hủ của Hoa kiều.

          Tổng hợp những điều trình bày ở trên, ý kiến của chúng tôi đối với vấn đề “thế nào là Hoa kiều” là:

          - Hoa kiều là một bộ phận dân tộc Trung Hoa kiều cư ở nước ngoài.

          - Thực chất của vấn đề Hoa kiều là vấn đề dân tộc.

          Người Trung Quốc thời cổ lưu ngụ ở nước ngoài, đương thời tuy không gọi là Hoa kiều, “vô Hoa kiều chi danh” nhưng trên thực tế “hữu Hoa kiều chi thực”, là Hoa nhân, tiên dân của Hoa duệ. Từ cận đại đến nay, Hoa kiều tuy 1 phân thành 3, nhưng Hoa nhân, Hoa duệ đều là sự diễn biến của Hoa kiều. Hoa tộc, là một quần thể dân tộc của hậu duệ Hoa kiều, Hoa nhân tổ hợp lại. Khi học tập và nghiên cứu Hoa kiều cùng kinh qua lịch sử phát triển của nó, việc đầu tiên là cần phải làm rõ những khái niệm này.   (hết)

                                                                              Huỳnh Chương Hưng

                                                                              Quy Nhơn 11/12/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI HOA KIỀU

中国古代华侨

Tác giả: Vương Tuấn 王俊

Bắc Kinh: Trung Quốc thương nghiệp xuất bản xã, 2016

Previous Post Next Post