Dịch thuật: Thế nào là Hoa kiều (kì 2)

 

THẾ NÀO LÀ HOA KIỀU

(kì 2)

Thế thì, thực chất của Hoa kiều là gì? Nó rốt cuộc có những nội hàm nào? Chúng tôi cho rằng:

          Thứ 1: Hoa kiều, tức một bộ phận của dân tộc Trung Hoa kiều cư ở nước ngoài. Nói một cách khác, thành viên của dân tộc trung Hoa kiều cư ở nước ngoài tức Hoa kiều. Ở đây, chúng ta xem Hoa kiều là thực thể (tộc thể, quần thể) của dân tộc, hoàn toàn không lấy chính trị như quốc tịch của quốc gia, thời gian kiều cư dài ngắn, khái niệm thời gian làm căn cứ chủ yếu để phân định. Hoa , tức dân tộc Trung Hoa; kiều , có hai tầng ý nghĩa:

          - Một là dùng như động từ, giải thích là “kiều cư” 侨居, “kí ngụ” 寄寓.

          - Hai là dùng như danh từ, giải thích là “kiều dân” 侨民.

          Cho nên, Hoa kiều là di dân của dân tộc trung Hoa kiều cư hoặc kí ngụ (ở nhờ) ở nước ngoài (hải ngoại)

          Thứ 2: Nhìn theo quan điểm lịch sử, đồng thời từ tình huống hiện thực và quy tụ khảo sát, thực chất của kiều dân chung quy lại là vấn đề dân tộc, Hoa kiều cũng không ngoại lệ. Thường thức lịch sử cho chúng ta biết, một dân tộc có thể phân cư ở hai hoặc hai quốc gia, hai khu vực trở lên, giữa các nước trên thế giới có nhiều “khóa cảnh dân tộc” 跨境民族 (1). Nhưng một quốc gia bị chia cắt, cuối cùng cần thống nhất.

          Thứ 3: Trước đây đem Hoa kiều xem là Hán tộc, nếu theo khái niệm dân tộc, đem Hoa kiều xem là một bộ phận của tổng tộc thể dân tộc Trung Hoa, thế thì, Hán tộc kiều cư ở nước ngoài có thể xưng là Hoa kiều, còn các dân tộc thiểu số khác của Trung Quốc, như Triều Tiên 朝鲜, Mông Cổ 蒙古, Duy Ngô Nhĩ 维吾尔, Cáp Tát Khắc 哈萨克, Đạt Hô Nhĩ 达呼尔, Tháp Cát Nhĩ 塔吉克, Ô Tư Biệt Khắc 乌孜别克, Mãn , Tạng , Tráng , Miêu , Dao , Lê , Dư , Di , Thái , Nông , Sa , Ngoã , Bạch , Hồi , Cảnh Pha 景颇, Băng Long 崩龙, A Xương 阿昌, Lạp Hỗ 拉祜 v.v… họ đều có người kiều cư ở nước ngoài, cùng đều cần phải xem là thành viên của dân tộc Trung Hoa kiều cư ở nước ngoài, gọi họ là Hoa kiều. Từ khái niệm này mà nói, chúng ta còn có thể nói rằng, tổng số hơn 3000 vạn Hoa kiều phấn bố cư trú ở 133 quốc gia trên thế giới, là “khoa cảnh dân tộc” lớn nhất.

          Thứ 4: Nếu đồng ý dùng quan điểm dân tộc để xem xét Hoa kiều, thế thì đối với chính sách của chính phủ Trung Quốc không thừa nhận “song trùng quốc tịch” và tự do lựa chọn quốc tịch, không chỉ về lí luận mà còn về tình cảm đều có thể tiếp nhận. Nhân vì điểm quy tụ của Hoa kiều – kiều dân các nước trên thế giới cũng không ngoại lệ - nếu như họ không có ý về lại nước mẹ, thì nhất định sẽ thành dân tộc nơi nước họ cư trú, hoặc xưng Hoa tộc, hoặc bị đồng hoá với dân tộc (đặc biệt là dân tộc chủ thể) vốn cư trú nơi nước đó, cũng có quyền lợi về tự chủ, tự quyết, tự trị như dân tộc của nước đó. Chúng ta chủ trương dung hợp tự nhiên và đồng hoá theo kiểu phi bạo lực. Một khi xuất hiện áp bức hoặc bức hại, nhân dân các nước trên thế giới đều có lí do để lên tiếng ủng hộ. Trung Quốc cũng có thể theo nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế, tinh thần chủ nghĩa nhân đạo, kiên quyết phản đối áp bức dân tộc, lên tiếng ủng hộ quyền lợi tự chủ, tự quyết và tự trị của dân tộc nhược tiểu….. (còn tiếp)

Chú của người dịch

1- Khoá cảnh dân tộc 跨境民族: Đây là một khái niệm được lưu hành trong những năm gần đây ở Trung Quốc đại lục. Một số người cho rằng, một quần thể có cùng tộc nguyên và văn hoá ngôn ngữ tương đồng, cư trú ở hai bên đường ranh giới quốc gia thuộc về “khoá cảnh dân tộc”.

                                                                              Huỳnh Chương Hưng

                                                                              Quy Nhơn 10/12/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI HOA KIỀU

中国古代华侨

Tác giả: Vương Tuấn 王俊

Bắc Kinh: Trung Quốc thương nghiệp xuất bản xã, 2016

Previous Post Next Post