Dịch thuật: Thế nào là Hoa kiều (kì 1)

 

THẾ NÀO LÀ HOA KIỀU

(kì 1)

          Từ những năm 50 của thế kỉ 20 trở về trước, từ “Hoa kiều” 华侨được xem là “quảng xưng” 广称, “thông xưng” 通称, là một “trung tính từ” 中性词. Nói chung, phàm là người Trung Quốc kiều cư tại nước ngoài, đều xưng là “Hoa kiều” 华侨, bao gồm cả “Hoa nhân” 华人, “Hoa duệ” 华裔 và người có quốc tịch Trung Quốc. Về sau, theo hình thế quốc tế và bản thân Hoa kiều cùng sự biến hoá  của kết cấu xã hội, hai chữ “Hoa kiều” 华侨lại tăng thêm nội hàm mới, không chỉ khảo sát từ giác độ chính trị, phát sinh vấn đề quốc tịch, cần phải có một định nghĩa xác thiết đối với người Trung Quốc tại nước sở tại, mà đối với một số đặc tính hoặc đặc trưng “Trung Quốc nhân” 中国人 của dân tộc Trung Hoa, những người sinh ra, lớn lên và mất đi tại nước đó cũng cần phải có một định nghĩa xác thiết. Ngoài ra, đối với những người có sự giống nhau ở hai tình huống nói trên, có huyết thống Trung Hoa, cũng cần có cách xưng hô chuyên môn. Thế nên, đã xuất hiện những xưng vị khác nhau như “Hoa kiều” 华侨, “Hoa duệ” 华裔, “Hoa nhân” 华人

          Từ những năm 80 của thế kỉ 20 lại đây, những người làm công tác nghiên cứu về lịch sử Hoa kiều, từ một giác độ mới khác đã tiến hành tìm hiểu thảo luận, đề xuất một danh xưng mới” “Hoa tộc” 华族, nhìn từ kết cục cuối cùng nhất của sự phát triển lịch sử, đem Hoa kiều xem là một thực thể dân tộc – tộc thể 族体. Tức đem Hoa kiều xem thành một dân tộc – Hoa tộc 华族, đây là một kiến giải thấu triệt cực sâu sắc. Nhưng, cần phải đề phòng một khuynh hướng, tức dùng tình cảm và quan điểm của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi để xem “Hoa kiều” 华侨như là “Hoa tộc” 华族một xu hướng dung hợp tự nhiên. Có ý kiến cho rằng: Từ thời cổ đại cho đến trước cuối đời Thanh, đều chưa từng xuất hiện qua tự nhãn “Hoa kiều” 华侨, và cũng chưa từng tồn tại Hoa kiều; 10 năm cuối cùng của thế kỉ 19. do bởi học ở nước ngoài, chính phủ triều Thanh mới sử dụng chữ “kiều” ; trước và sau cách mạng Tân Hợi, vì nhu cầu của cách mạng, cách sử dụng từ “Hoa kiều” 华侨mới nhiều dần lên, nhưng dài nhất cũng chỉ lưu hành nửa thế kỉ, đến sau hội nghị Vạn Long 万隆năm 1955, lại từ thời đại “Hoa kiều” 华侨 về đến thời đại “Hoa nhân thời đại” 华人时代, nếu vẫn theo dùng hai chữ “Hoa kiều” 华侨sẽ dẫn đến “bài Hoa” 排华, “phản Hoa” 反华, gây nên cho Hoa kiều ở vào hoàn cảnh khó khăn. Ở đây vả không luận bàn quá trình lịch sử sự phát triển và biến đổi của từ “Hoa kiều”, chỉ đem sự chỉ trích “bài Hoa”, “phản Hoa” lật ngược lại, thì quả thực là khó mà khiến người ta phục, hơn nữa trong cuộc sống hiện tại cũng hoàn toàn không phải như thế.

          Một ý kiến khác, chủ trương lấy “thời gian cư trú” làm tiêu chí phân định “Hoa kiều”. Người theo quan điểm này cho rằng: “khách cư” mang “tính tạm thời”, gọi là Hoa kiều”; còn “định cư trường kì” thì không thể gọi là “Hoa kiều”, cũng không thể gọi là “kiều cư”. Hạn định về tính thời gian này cũng đáng để suy gẫm, ví dụ chúng ta muốn hỏi: “thời hạn” của “tính tạm thời” là bao lâu? “thời hạn” của “định cư trường kì” là bao lâu?  Cái mà gọi là “khách cư mang tính tạm thời” , ý tức là chỉ có người trở về nước  mới là “Hoa kiều”, thế thì chết già nơi nước mà họ cư trú, lại không có quốc tịch của nước đó có phải là Hoa kiều không? Có một số cư trú ở kiều cư quốc lâu đến năm sáu chục năm, đồng thời lại có quốc tịch của nước đó, sau khi về lại nước tự nguyện khôi phục quốc tịch Trung Quốc có phải là Hoa kiều không? (quy quốc Hoa kiều 归国华侨 tức Hoa kiều về lại nước). Nếu suy luận theo logique “tạm thời” là “ngắn”, “trường kì” là “dài”, ví dụ như có ông lão nay tuổi đã 80. thời gian cư trú ở nước ngoài 60 năm mới trở về nước, thế thì cần phải ở trong nước sống ít nhất thêm 61 năm nữa, đến 141 tuổi mới có thể được gọi là “Hoa kiều”! Đương nhiên đó là điều buồn cười. Nhân đó, lấy ngắn dài của thời gian cư trú tại kiều cư địa, làm tiêu chí phân định Hoa kiều là không khoa học.

          Còn có một loại tiêu chí dùng “quốc tịch” 国籍 để phân định Hoa kiều. Điều này cũng cần phải giải quyết một số vấn đề về nhận thức. Nhân vì như mọi người đều biết, trước tiên cần có Hoa kiều sau đó mới có quốc tịch Hoa kiều, đây cũng là vấn đề thường thức mang tính phổ thông.

Đầu tiên, lịch sử rời khỏi nước của Hoa kiều đã trên ngàn năm, còn việc đề xuất vấn đề quốc tịch Hoa kiều, sớm nhất thì cũng chỉ có thể truy ngược khoảng 10 năm trước của thế kỉ 20, lẽ nào trước đó người Trung Quốc di cư ra nước ngoài không phải là Hoa kiều sao?

Thứ đến, Hoa kiều là thực thể tồn tại khách quan, còn cái mà gọi là quốc tịch lại giống như họ tên, thân phận của cá nhân, nó phụ vào thực thể đó mà tồn tại. Hơn nữa, luật quốc tịch của bất cứ quốc gia nào quy định cũng đều có mục “tự do chọn quốc tịch”. Nhân đó mà, quốc tịch là danh, Hoa kiều là thực; quốc tịch là hình thức, Hoa kiều là nội dung; quốc tịch là hiện tượng, Hoa kiều là bản chất, “bì chi bất tồn, mao tương yên phu,? 皮之不存, 毛将焉附 (da mà không còn thì lông bám vào đâu?)

Thứ đến nữa, từ trong cuộc sống hiện thực, cũng có thể có được ấn chứng: một số Hoa kiều vẫn có quốc tịch song trùng thậm chí nhiều hơn; có một số người thậm chí quốc tịch nào cũng không có, vẫn không mất đi là Hoa kiều; có một số gia đình Hoa kiều, cha con, vợ chồng, anh em, chị em lại thuộc về mấy quốc tịch khác nhau; có một số Hoa kiều, ngày nay có được một quốc tịch nào đó, ngày mai lại bỏ đi để chọn một quốc tịch khác; cũng có một số Hoa kiều, mặc dù có được quốc tịch nước ngoài, nhưng trong lòng còn quyến luyến tổ quốc. Phàm những vấn đề như thế, lẽ nào chỉ dùng “không có quốc tịch” hoặc “phi Trung Quốc quốc tịch” có thể giải thích được sao? Nhân đó, đem việc có hay không có quốc tịch xem là thực chất của vấn đề Hoa kiều, điều này không chỉ về mặt lí luận cần tiến thêm một bước nghiên cứu sâu hơn, mà trong thực tiễn cũng thi hành chưa thông được. ….. (còn tiếp)

                                                                              Huỳnh Chương Hưng

                                                                              Quy Nhơn 09/12/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI HOA KIỀU

中国古代华侨

Tác giả: Vương Tuấn 王俊

Bắc Kinh: Trung Quốc thương nghiệp xuất bản xã, 2016

Previous Post Next Post