Dịch thuật: Chữ "toạ" 坐

 

CHỮ “TOẠ

Ở trên là chữ “toạ trong giáp cốt văn.

Người xưa đa phần trải chiếu trên đất mà ngồi, khi ngồi hai đầu gối chạm đất. Chữ (toạ) sớm nhất giống như một người ngồi trên chiếu. Đến tiểu triện, tự hình giống như hai người ngồi trên đất đối diện nhau, tức chủ nhân và khách hai bên ngồi trên giường là hầm lò, vừa ăn cơm vừa chuyện trò, vô cùng hình tượng. Có triện văn đem hình tượng hai người đối diện viết thành (chữ (lưu) giản lược), biểu thị ý nghĩa chủ nhân lưu khách lại).      

          Trong giáp cốt văn, (toạ) là chữ hội ý, giống như một người ngồi trên chiếu, theo sự diễn hoá của tự hình, tự hình biến thành hai người ngồi trên đống đất. Có thể tưởng tượng rằng, tổ tiên chúng ta thường trải chiếu trên đất mà ngồi, khi ngôi hai đầu gối chạm đất, phần mông áp sát gót chân. Hiện tại (toạ) cũng chỉ một vị trí hoặc một phương hướng nào đó ở vật kiến trúc, như “toạ lạc” 坐落. “toạ bắc triều nam” 坐北朝南 (ngồi hướng bắc mặt quay về hướng nam).

 


Quá trình diễn biến của chữ “toạ”

Giáp cốt văn    Tiểu triện    Lệ thư    Khải thư

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 21/12/2023

Nguồn

HÁN TỰ TIỂU THỜI HẬU

TỔ TIÊN ĐÍCH SINH HOẠT

汉字小时候

祖先的生活

Biên soạn: Dương Quân 杨军

Tây An: Thiểm Tây Nhân dân Giáo dục xuất bản xã, 2018

 

Previous Post Next Post