Dịch thuật: "Quan nhân" không phải là người làm quan

 

“QUAN NHÂN ” 官人 KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI LÀM QUAN

          “Quan nhân” 官人 là từ xưng hô thời Tống đối với nam nhân.

          Nhiều nhà sử học cho rằng, đời Tống là triều đại coi trọng nhất phẩm vị văn hoá, rất chú trọng văn hoá, thế thì đối với cách xưng hô nam nhân và nữ nhân, sẽ khác nhau với triều đại các đời trước và cả các đời sau, “quan nhân” chính là một ví dụ.

          Mọi người đều biết, làm quan là đại lí tưởng của đàn ông con trai thời cổ. Cả xưa và nay cả trong và ngoài nước, đàn ông muốn làm quan nhất định nhiều hơn đàn ông không muốn làm quan.

          Phụ nữ đời Tống lãng mạn, đàn ông đều muốn làm quan, mà người có thể làm quan là loại “phụng mao lân giác” 凤毛麟角(lông phượng sừng lân tức người có tài năng thực sự). Đã là như vậy, gọi trực tiếp nam nhân của mình là “quan nhân” chẳng phải là không được sao.

          Cách xưng hô này, nam nhân đương nhiên là thích nghe. Thật vậy, chồng không gọi là “trượng phu”  丈夫 mà gọi là “quan nhân” 官人. Cách xưng hô này muốn lấy lòng người khác. Không cần phải khổ công đèn sách, cũng không cần phải vất vả đi thi, chỉ cần lấy vợ, thì là “quan nhân”. Cách xưng hô đẹp biết bao!

          Thế là ở đời Tống, bất kể là có làm quan hay không, chỉ cần kết hôn, có vợ, đều được gọi là “quan nhân”.

          Trong một thời gian, quả là trong khắp cả nước có cả một rừng “quan”, ngay cả chú rể vừa mới kết hôn cũng không chịu lép vế, làm thế nào để cũng có thể được “quan”, thế là có ngay “tân lang quan nhi” 新郎官儿mà hiện đại vẫn còn gọi.

          Bạn xem trong Thuỷ hử truyện 水浒传 Kim Bình Mai 金瓶梅 sẽ phát hiện, đàn ông có chút thân phận, gọi “quan nhân” là được, nhưng ở trước lại gia thêm chữ (đại), gọi là “đại quan nhân” 大官人.

          Đời Tống coi trọng văn hoá, cho nên có nhiều sự việc dính đến văn hoá. Lấy việc người vợ gọi chồng mà nói, khảo chứng ra, đương thời có hơn 10 người, “quan nhân’ đặc biệt thú vị.

          Nhưng, “cách xưng hô “quan nhân” này chỉ thịnh vào thời Tống, đến thời Nguyên thì nhạt dần, cũng chẳng ai dám gọi. Bởi hoàng đế đời Nguyên không thích cách xưng hô này, nếu nam nhân đều là “quan nhân” thì những người làm quan chân chính đi đâu?

          Một câu nói của hoàng đế, đã diệt cách xưng hô “quan nhân”. Đương nhiên, nếu bạn hiện tại muốn người ta gọi bạn là “quan nhân”  thì chỉ có thể là tế bào hài hước trên người bạn vô cùng phong phú.

                                                                      Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 13/11/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ

中国人的称呼

Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达

Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方

Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post