人微言轻, 才显任重
力微休负重, 言轻莫劝人
无钱休入众, 遭难莫寻亲
平生莫做皱眉事, 世上应无切齿人
士者国之宝, 儒为席上珍
(清.周希陶: 增广贤文)
Phiên âm
NHÂN
VI NGÔN KHINH, TÀI HIỂN NHẬM TRỌNG
Lực vi hưu phụ trọng, ngôn khinh mạc
khuyến nhân
Vô tiền hưu nhập chúng, tao nạn mạc tầm
thân
Bình sinh mạc tố trâu mi sự, thế thượng
ưng vô thiết xỉ nhân
Sĩ giả quốc chi bảo, nho vi tịch thượng
trân
(Thanh . Chu Hi Đào: Tăng quảng hiền văn)
Chú thích
1- Trâu mi sự 皱眉事: việc làm hại
người khác.
2- Thiết xỉ nhân 切齿人: người căm ghét mình.
Dịch nghĩa
ĐỊA VỊ THẤP THÌ LỜI NÓI KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ
TÀI KÉM MÀ ĐẢM NHẬM VIỆC QUAN TRỌNG
Sức yếu
chớ có gánh nặng, lời nói không có trọng lượng chớ có khuyên người.
Không
có tiền chớ có gia nhập vào đám đông, gặp phải nguy nan chớ đi tìm người thân.
Cả đời
chớ có làm những việc mà hại đến người khác, trên đời sẽ không có người căm
ghét mình.
Kẻ sĩ là báu vật của quốc gia, nho sinh là trân bảo trong bữa tiệc.
Phân tích và
bình luận
Làm người
khi xử thế cần phải lượng sức mình mà làm, trước khi làm một việc nào đó phải
suy nghĩ bản thân mình có năng lực để gánh vác trách nhiệm hay không, nếu gánh
vác không nổi, thì chớ có làm, tránh được việc vì cái khó của mình mà làm khó
người khác. Người mà địa vị thấp kém thì không nên khuyên người khác, có lẽ vì
người ta không xem trọng mình, lời nói của mình chỉ làm người ta thêm phiền, bản
thân mình nhân vì không được người ta tôn trọng mà trong lòng bất bình. Cũng
như vậy, trong mối quan hệ giữa người với người, tiền có tác dụng rất lớn. tuy
nó chưa hẳn cao hơn tất cả, nhưng nếu bản thân mình không có thực lực, trước mặt
người khác nói những lời to tát nhưng sau lưng lại chịu cùng khốn, cuối cùng
khiến người ta khó chịu. Tóm lại, nếu không làm những việc làm khó cho mình và
làm khó người người, phàm mọi việc lượng sức mà làm, thì bản thân mình sẽ không
bao giờ nhân vì không cách nào thực hiện lời hứa mà khổ não, người khác cũng
không phải gánh vác những khốn khó nhân vì mình không tự lượng sức mình mà mang
lại cho họ, đương nhiên những lời oán hận đối với mình cũng sẽ tiêu mất.
Sự phát
triển của xã hội cần nhân tài, người xưa cũng nói:
Ngã khuyến thiên công trùng đẩu tẩu
Bất câu nhất cách giang nhân tài
我劝天公重抖擞
不拘一格降人才
(Ta chỉ mong ông trời phấn chấn lại tinh thần,
Không nên câu nệ quy cách về việc ban nhân tài cho đất
nước)
Xem ra nhân tài đối với sự hưng suy của quốc gia là vô cùng quan trọng, bất luận là xưa hay nay. Chẳng qua chỉ là người đời xưa có tiên kiến rõ ràng hơn người đời nay, hiểu rõ tính trọng yếu của nhân tài sớm hơn. Họ xem “sĩ” 士và “nho” 儒 là “quốc chi trân bảo” 国之珍宝, “tịch chi trân tu” 席之珍馐. Người xưa đều tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài. Còn ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật ngày càng mới, nhân tài đương nhiên là càng có giá trị hơn, càng phải được xem là “quốc chi trân bảo”. Chỉ có điều, trong mắt người hiện đại, hàm nghĩa của từ “nhân tài” dường như đã biến đổi mơ hồ . Nhân tài mà được xem là nhân tài chân chính cần phải lường xét kĩ lưỡng, hoàn toàn không phải chỉ cần một tấm bằng là có thể ứng phó, mà cần phải có chân tài thực học.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 01/11/2023
Nguồn
TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN
增广贤文
Thanh . Chu Hi Đào 周希陶 tu đính
Nam Kinh: Giang Tô Phụng Hoàng mĩ
thuật xuất bản xã. 2015