Dịch thuật: Có thật là thái giám lấy vợ

 

 CÓ THẬT LÀ THÁI GIÁM LẤY VỢ

          Thái giám 太监lấy vợ, đúng là có chuyện đó, có thể thấy những ghi chép như thế trong lịch sử.

          Có người cho rằng, sớm nhất thái giám lấy vợ là Cao Lực Sĩ 高力士triều Đường. Kì thực, trước Cao Lực Sĩ đã có sự kiện thái giám lấy vợ, chẳng qua là danh tiếng của Cao Lực Sĩ quá lớn.  Triều Đường quy định, phàm người là thái giám có thể lấy vợ thành gia.

          Cao Lực Sĩ vốn không phải họ Cao , ông là đời sau của Thứ sử Phan Châu 潘州triều Đường, vốn tên là Phùng Nguyên Nhất 冯元一. Sau khi Cao Lực Sĩ thành thái giám, được thái giám Cao Diên Phúc 高延福 nhận làm con nuôi, nên sau đó mang họ Cao . Cao Diên Phúc nhậm chức Cung vi lệnh 宫闱令trong cung, chánh lục phẩm, theo lệ có thể thành gia. Cao Lực Sĩ lấy vợ thành gia chẳng qua là bước theo sau nghĩa phụ. Lúc Cao Lực Sĩ 30 tuổi, tấn thăng làm Hữu giám môn Vệ tướng quân 右监门卫将军, quan tam phẩm. Có người tên là Lã Huyền Ngộ 吕玄晤, đã hơn 40 tuổi nhưng lại là quan thất phẩm, đã chủ động gả con gái của mình cho Cao Lực Sĩ.

          Đã là thái giám, tức đã mất đi công năng tính giao, cho nên thái giám lấy vợ chỉ là hình thức, Đã là hình thức thì sao lại cần phải lấy vợ? Thái giám một khi thành tả hữu bên cạnh hoàng đế, quyền lực ngất trời. Lúc bầy giờ, với thái giám tiền tài, quyền lực đều có, chỉ là không có gia đình mà thôi, cho nên thái giám rất coi trọng việc lấy vợ thành gia.

          Thái giám lấy vợ, là vì để có một cuộc sống gia đình như người thường, về già có bạn. Người mà gã cho thái giám làm vợ là cô gái nhà nghèo, hoặc quả phụ, hoặc nhân vì không sinh đẻ được bị nhà chồng đuổi đi. Gả cho thái giám làm vợ, họ cam chịu một cuộc sống lẻ loi, tịch mịch. Thái giám lấy vợ thành gia, ngoài việc không có khả năng hành phòng ra, kì dư là như người thường. Bày biện nghi lễ, rước dâu, bái đường … tất cả đều không thiếu, chỉ cần bỏ ra một số tiền lớn, cho nên hoàn toàn không phải là mỗi thái giám đều có khả năng lấy vợ. Nhìn từ lịch sử, chỉ cực ít thái giám có thể lấy vợ. Vì là như một gia đình, thái giám thường nhận con trai hoặc con gái làm nghĩa tử, nghĩa nữ, để “truyền tông tiếp đại” 传宗接代. Có thái giám còn rất chú trọng phẩm mạo của “thê tử”, cho dù là họ như là một món đồ bày biện nhưng cũng phải bày sao cho đẹp.

          Thái giám đời Đường lấy vợ còn có Lí Phụ Quốc 李辅国, vợ của ông là do đích thân hoàng đế chọn lựa. Nhạc phụ của Lí Phụ Quốc nhân đó mà leo lên làm Thứ sử Lương Châu 梁州.

          Thời Ngũ Đại, con của hoàng đế Tiền Thục Vương Kiến 王建là Vương Diễn 王衍tư thông với vợ của thái giám Vương Thừa Hưu 王承休là Nghiêm thị 严氏. Vương Thừa Hưu để mặc nhằm để ràng buộc Vương Diễn. Nhân vì Vương Thừa Hưu có công dâng vợ, về sau được thăng cao.

          Thái giám triều Thanh Tiểu Đức Trương 小德张, một mình lấy mấy người làm thê thiếp, y dùng phương pháp lấy roi đánh thê thiếp cho phát tiết dục tình, các thê thiếp đó khổ không thể nói ra lời.

          Thái giám lấy vợ bắt đầu từ thời nào, khó mà khảo chứng. Theo ghi chép trong Xuân Thu mộng dư lục 春秋梦余录, bắt đầu từ đời Hán, trong cung đã xuất hiện sự kiện cung nữ lén tìm thái giám để “thất phối”匹配 (sánh đôi) làm vợ chồng. Trong cung, chân chính cảm thấy đói khát về tính dục là những cung nữ đang độ tuổi thanh xuân. Các triều đại sau đó, tình hình thái giám cùng với cung nữ “thất phối” làm vợ chồng cũng thấy có ghi chép. Đời Minh, tình hình này tương đối phổ biến, trở thành bí mật được công khai trong cung.

          Thái giám cùng với cung nữ “thất phối” làm vợ chồng gọi là “thái hộ” 菜户; cung nữ với cung nữ “thất phối” làm vợ chồng gọi là “đối thực” 对食. Vợ chồng lâm thời kết hợp gọi là “bạch lãng tử” 白浪子. Những “thái hộ” này có lúc công khai cùng sống chung một nhà, cùng ăn cùng ngủ, đôi lứa tình thâm, như là vợ chồng. Với những chuyện đó, đế vương cũng nhắm mắt mở mắt, nhân vì sự xuất hiện của “thái hộ”, “đối thực” đối với đế vương không hề cấu thành sự uy hiếp nào.

                                                                             Huỳnh Chương Hưng

                                                                             Quy Nhơn 16/11/2023

Nguồn

CỔ ĐẠI ĐIỂN CHƯƠNG LỄ NGHI BÁCH VẤN

古代典章礼仪百问

Tác giả: Hoa Cường 华强

Thượng Hải: Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 2004.

Previous Post Next Post