“THUỴ HIỆU” LÀ GÌ
“Thuỵ” 谥, bính âm là “shì”. Theo Thuyết văn giải tự chú 说文解字注:
Thuỵ, hành chi tích dã.
谥, 行之迹也
“Tích” 迹ở đây chính là dấu vết của đời người, hoặc nói là sự
tích. Trên thực tế chính là dấu vết của một người khi đã mất lưu lại. Đương nhiên,
dấu vết này có cả công có cả tội.
Trong Dật Chu thư – Thuỵ pháp giải 逸周书 - 谥法解 có
nói:
Duy Chu Công Đán, Thái Công Vọng, khai tự
vương nghiệp, kiến công vu Mục chi Dã, chung tương táng, nãi chế thuỵ, toại tự
thuỵ pháp. Thuỵ giả, hành chi tích dã. Hiệu giả, công chi biểu dã.
维周公旦, 太公望, 开嗣王业, 建功于牧之野, 终将葬, 乃制谥, 遂叙谥法. 谥者, 行之迹也. 号者, 功之表也.
(Chu
Công Đán và Thái Công Vọng khai sáng thành vương nghiệp, nhân vì Vũ Vương lập đại
công nơi Mục Dã, sau khi mất được an táng, bèn chế định ra thuỵ pháp, thế là làm
rõ phép tắc của chế độ thuỵ pháp. Thuỵ là ghi chép về hành vi, hiệu là tiêu chí
của công lao.)
Đó cũng
là nói thuỵ hiệu là, một người sau khi mất, người đời sau căn cứ vào sự tích
lúc sinh bình của người đó mad đặt cho một tôn hiệu cái quan luận định. Đương
nhiên, nói chung bách tính không hưởng được sự đãi ngộ này.
Chế độ
truy phong thuỵ hiệu sau khi mất bắt đầu từ Tây Chu. Trong Lễ kí – Biểu kí 礼记 - 表记có nói:
Tiên vương thuỵ dĩ tôn danh
先王谥以尊名
(Tiên vương được đặt tên thuỵ là để tôn kính danh)
Lúc ban
đầu việc truy phong thuỵ hiệu chỉ giới hạn ở thiên tử triều
Trải
qua các đời các triều, quy định về việc truy phong thuỵ hiệu không giống nhau,
ví dụ như triều Hán quy định, chỉ có người được phong Hầu mới hưởng sự đãi ngộ
này. Triều Đường quy định, từ nhị phẩm trở lên, mới có tư cách được phong thuỵ
hiệu. Triều Thanh quy định, chỉ có quan viên nhất phẩm trở lên mới có tư cách để
phong thuỵ hiệu.
Thuỵ hiệu
không chỉ là những từ tốt đẹp, mà cũng có những từ xấu, có khen có chê, còn có
những từ bình thường không khen mà cũng không chê.
Thông
thường những từ tốt đẹp của thuỵ hiệu, cũng gọi là “mĩ thuỵ” 美谥, như: Trang 庄, Văn 文, Vũ 武, Tuyên 宣, Tương 襄, Minh 明, Khang 康, Cảnh 景, Ý 懿 …
Những từ
xấu, cũng gọi là “ác thuỵ” 恶恶谥, có: Lệ 厉, Dượng 炀…
Người
sau khi mất, nếu truy phong thêm “ác thuỵ” , thì ít nhiều có chút không được hậu
đạo, cho nên thời Bắc Tống đã quy định. Thuỵ hiệu chỉ dùng những từ tốt đẹp,
chí ít cũng là “bình thuỵ” 平谥. “Bình thuỵ” có:
Hoài 怀, Điệu 悼, Ai 哀, Mẫn 闵, Tư 思…
Chúng
ta gọi những hoàng đế trong lịch sử, đa phần đều dùng thuỵ hiệu của họ, ví dụ
như Hán Vũ Đế 汉武帝, Hán Văn Đế 汉文帝, Hán Cảnh Đế 汉景帝, Tuỳ Văn Đế 隋文帝, Tuỳ Dượng Đế 隋炀帝, Đường Minh Hoàng 唐明皇 …
Thuỵ hiệu
khổng chỉ một chữ hoặc hai chữ, bắt đầu từ Võ Tắc Thiên 武则天, lưu hành việc điệp gia từ định thuỵ hiệu, khiến số
chữ của thuỵ hiệu không ngừng tăng thêm. Triều Minh, có hoàng đế có thuỵ hiệu đạt
đến 16 chữ.
Triều
Thanh, những từ tốt đẹp của thuỵ hiệu hoàng đế càng tăng nhiều, như thuỵ hiệu của
Nỗ Nhĩ Cáp Xích 努尔哈赤là “Vũ Hoàng Đế” 武皇帝,
sau lại gọi là “Cao hoàng đế” 高皇帝, đó là giản xưng,
gọi đầy đủ phải là:
Thái Tổ Thừa Thiên Quảng Vận Thánh Đức Thần
Công Triệu Kỉ Lập Cực Nhân Hiếu Duệ Vũ Đoan Nghị Khâm An Hoằng Văn Định Nghiệp
Cao Hoàng Đế
太祖承天广运圣德神功肇纪立极仁孝睿武端毅钦安弘文定业高皇帝
Tổng cộng
29 chữ, là thuỵ hiệu có số chữ nhiều nhất trong số các hoàng đế triều Thanh.
Thuỵ hiệu
của Từ Hi Thái Hậu 慈禧太后là:
Hiếu Khâm Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự
Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng Hậu
孝钦慈禧端佑康颐昭豫庄诚寿恭钦献崇熙配天兴圣显皇后
Tổng cộng có 25 chữ. Là thái hậu, sau khi quy thiên, hưởng được ai vinh như thế, trong số Thái hậu các đời thì chỉ có một.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 02/10/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ
中国人的称呼
Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达
Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方
Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022