ĐIỂM DỊ ĐỒNG GIỮA MĨ ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC
Mĩ đức 美德chỉ đức tính ưu mĩ, xuất hiện sớm
nhất trong Sử kí – Lễ thư 史记 - 礼书:
Dương
dương mĩ đức hồ! Tể chế vạn vật, dịch sử quần chúng, khởi nhân lực dã tai.
洋洋美德乎! 宰制万物, 役使群众, 起人力也哉.
(Đẹp đẽ
thay mĩ đức! làm chủ cai trị các loài, sai khiến quần chúng, há dựa vào sức người?)
Nói một
cách cụ thể, mĩ đức là hành vi đạo đức cao thượng và phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Thời đại và xã hội khác nhau sẽ có nội dung cụ thể khác nhau:
Chủ nô ở
Hi Lạp cổ đại xem trí tuệ, dũng cảm, tiết chế và chính nghĩa là mĩ đức chủ yếu.
Cơ đốc giáo trung thế kỉ đề xướng 3 loại đạo đức cơ bản là tín ngưỡng, hi vọng
và nhân ái. Trung Quốc cổ đại, Nho gia đề xướng 5 loại mĩ đức là nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín. …
Đạo đức
là từ do “đạo” 道 và
“đức” 德hợp thành. “Đạo” là tổng xưng phương hướng, phương
pháp, kĩ thuật; “đức” là tổng xưng sự tu dưỡng, phẩm tính, phẩm chất … Đạo đức
là hình thái ý thức xã hội, là cuộc sống cộng đồng cùng chuẩn tắc với quy phạm
về hành vi của nó. Đạo đức luôn là sự hướng tới giá trị chính diện của xã hội,
có tác dụng phán đoán hành vi chính đáng hay không. Đạo đức là chỉ việc lấy thiện
ác làm tiêu chuẩn. là hành vi thông qua dư luận xã hội, tín niệm nội tâm và tập
quán truyền thống để đánh giá con người, điều chỉnh sự tổng hoà về quy phạm
hành vi của mối quan hệ giữa người với người và giữa cá nhân với xã hội.
Nhìn từ
khởi nguyên, đạo đức khởi nguyên từ tính cần thiết xã hội của cá nhân, tức nhu
yếu về công lợi; mĩ đức khởi nguyên từ sự tự do tinh thần của cá nhân, tức yêu
cầu đạo nghĩa. Do đó có thể thấy, đạo đức trước sau là cơ sở, không có cơ sở đạo
đức này, thì mĩ đức không cách nào hình thành.
Nhìn từ
từ nguyên, mĩ đức cũng tức là đức tính, bản ý của nó là siêu việt, tức sự truy
cầu trác việt của đạo đức. còn bản ý của “đạo đức” là phong tục, tập quán cho đến
phẩm tính, phẩm đức sau khi đã nội hoá. Từ đó không khó để thấy rằng, đạo đức
là cơ sở, mĩ đức là siêu việt, hoặc nói mĩ đức là sự đề cao.
Nói một
cách khái quát, đạo đức là chỉ hành ví của người cần phải như thế nào, là quy
phạm thấp nhất cấu thành hành vi của người, là nhu cầu thấp nhất cần phải có,
cho nên, đạo đức là đường vạch cơ bản về hành vi xã hội của con người. Đạo đức
là quy phạm hành vi, nó vừa là một loại quy phạm xã hội của hành vi mà cũng là
một loại quy phạm cá nhân của hành vi. Mĩ đức thì lại không thể quy định làm
quy phạm của hành vi, nó chỉ có thể là yêu cầu của hành vi, vừa là một loại yêu
cầu xã hội của hành vi, mà cũng là một loại yêu cầu cá nhân của hành vi.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 29/10/2023
Nguồn
ĐẠI HỌC NGỮ VĂN
大学语文
Chủ biên: Do Á Bình 由亚萍,
Trần Hoành 陈宏
Bắc kinh: Trung Quốc Nhân Dân đại học xuất bản xã, 2023.