ẨN SĨ
Ẩn sĩ 隐士, tức kẻ sĩ ẩn cư không ra làm quan. “Ẩn” 隐trong ẩn sĩ, đại thể có hai tình huống:
Một loại
“ẩn” là đối với chính trị mà nói, chỉ người có tài năng, có thể ra làm quan
nhưng không ra làm, cố ý né tránh chính trị, có người làm nông, có người buôn
bán. Loại ẩn sĩ này vào thời kì thiên hạ hỗn loạn hoặc chính trị hắc ám tương đối
đông. Lúc Khổng Tử 孔子chu du các nước đã gặp nhiều người như thế. Thời Xuân
Thu Chiến Quốc và khoảng thời Nguỵ Tấn, ẩn sĩ tương đối nhiều. Nổi tiếng có
Trang Chu 庄周, Đào Uyên Minh 陶渊明,
Lí Mật 李密 –
người viết Trần tình biểu 陈情表, Chư Cát Lượng
诸葛亮 (1) trước khi xuất sơn.
Một loại
ẩn khác càng triệt để hơn, đối với xã hội mà nói, chỉ người tránh xa nhóm đông,
tìm chốn núi rừng thanh tĩnh du nhàn để ẩn cư. Loại ẩn sĩ này thường nhìn thấu
nhân sinh thế tục, luôn giữ ý niệm tu đạo.
Điều cần phải nói rõ là, bất luận là loại ẩn sĩ nào, đầu tiên là phải nhấn mạnh “sĩ” 士, tức người có tri thức và tài năng, nhưng ẩn cư mới được gọi là “ẩn sĩ”.
Chú của người
dịch
1- Chư Cát
Lượng 诸葛亮:
- Với chữ 诸
-
Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu
chỉ có âm “Chư”. (trang 630)
-
Trong Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng
của Nguyễn Tôn Nhan cũng chỉ có âm “Chư”. Và ở nét nghĩa số 11 ghi rằng: Họ người (Chư Cát Lượng 诸葛亮, tức Khổng Minh đời Tam quốc). (trang 1339)
-
Trong Khang Hi tự điển 康熙字典 có các âm đọc
như sau:
*
Đường vận 唐韻, Quảng vận 廣韻 phiên thiết là
“chương ngư” 章魚.
Tập vận 集韻, Loại thiên 類篇, Vận hội 韻會, Chính vận 正韻 đều có phiên
thiết là “ chuyên ư” 專於, đọc như chữ 渚 nhưng bình thanh. Âm đọc này có nhiều nét nghĩa,
trong đó có nét nghĩa là họ kép.
Hựu phức tính. “Hán thư” hữu Chư Cát Phong.
“Tam quốc chí” hữu Chư Cát Lượng.
又複姓. “漢書” 有諸葛豐. “三國志” 有諸葛亮.
(Họ
kép. Trong “Hán thư” có Chư Cát Phong. “Trong “Tam quốc chí” có Chư Cát Lượng)
* Quảng vận 廣韻 phiên thiết là “chính xa” 正奢 . Tập vận 集韻 phiên thiết là “chi xa” 之奢, đều có âm là 遮
(già), cũng là một họ.
(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003,
trang 1146, 1147).
Ba
chữ 諸葛亮 này, bính âm là
“zhū gě
liàng”.
Như vậy tên gọi đúng của nhân vật là Chư Cát Lượng, nhưng mọi người quen đọc là Gia Cát Lượng.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 11/9/2023
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013