BÁT TƯỚNG THÀNH ĐẠO
VÀ PHẬT BỔN SINH CỐ SỰ
Bát tướng thành đạo 八相成道còn gọi là “bát tướng
thị hiện” 八相示现, nói tắt là “bát tướng” 八相,
là tam giai đoạn trong cuộc đời của đức Thích Ca 释迦mà
Phật giáo nói đến, đây không phải là Thích Ca Mâu Ni 释迦牟尼 – một nhân vật lịch sử, mà là Như Lai Phật 如来佛
– vị giáo chủ Phật giáo. Nội dung của bát tướng thành đạo như sau:
1- Há thiên 下天: Phật Đà cưỡi bạch tượng từ Đâu Suất thiên 兜率天giáng hạ nhân gian.
2- Nhập thai 入胎: Cưỡi bạch tượng nhập thai từ hông bên phải của Ma Da
phu nhân 摩耶夫人.
3- Trú thai 住胎: Phật Đà trong mẫu thai hành trú toạ ngoạ như trên trời,
đồng thời ở sáu thời trong một ngày thuyết pháp cho chư thiên. Trong bát tướng
của Tiểu thừa không có tướng này.
4- Xuất thai 出胎: Ngày mùng 8 tháng Tư, ngài giáng sinh từ hông bên phải
của Ma Da phu nhân trong vườn Lam Tì Ni 蓝毗尼,
Sau khi xuất thế, ngài có thể bước đi, đông tây nam bắc mỗi hướng bước 7 bước,
từng bước từng bước sinh hoa sen. Còn có thể nói được, một tay chỉ lên trời, một
tay chỉ xuống đất, nói rằng:
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn.
天上天下, 唯我独尊
Có cả rồng
phun nước thơm tắm gội Phật thân. Ngày đó là “Phật Đản nhật” 佛诞日, cũng gọi là “Dục Phật tiết” 浴佛节 (lễ tắm Phật) Đến
lúc đó, các chùa Phật cử hành pháp hội, đều dùng các loại nước thơm quán tẩy tượng
Phật và cúng dường hoa. Lễ hội té nước của tộc Thái Trung Quốc và các nước Đông
Nam Á là từ “Dục Phật” 浴佛 mà phát triển ra.
5- Xuất gia 出家: 19 tuổi ngài rời vương cung xuất gia tu đạo. Phật
giáo ở đất Hán định ngày mùng 8 tháng Hai là ngày Phật xuất gia.
(5- Hàng ma 降魔): Đây là tướng thứ 5 trong bát tướng của Tiểu thừa,
còn trong bát tướng của Đại thừa không có tướng này. Trước lúc Phật thành đạo
hàng phục sự nhiễu loạn cám dỗ của quần ma.
6- Thành đạo 成道: Trải qua 6 năm khổ hạnh, ngài đắc đạo thành Phật dưới
cội Bồ đề. Phật giáo ở đất Hán định vào ngày mùng 8 tháng 12, tức “Lạp bát” 腊八. Ngày này các tự miếu dâng “Phật chúc” 佛粥 cúng
Phật. Sau khi truyền dân gian vào Trung Quốc, hình thành tập tục ăn “Lạp bát
chúc” 腊八粥 (cháo
Lạp bát).
7- Chuyển pháp luân 转法轮: Sau khi thành
đạo, ngài đi thuyết pháp, phổ độ chúng sinh.
8- Nhập diệt 入灭: Năm 80 tuổi, ngài nhập niết bàn dưới hai cây Bà la 婆罗. Phật giáo ở đất Hán lấy ngày rằm tháng Hai làm ngày
Phật nhập niết bàn.
Ngoài “bát tướng” ra, còn có “Phật bổn sinh cố sự” 佛本生故事 (câu chuyện bổn sinh của Phật) rất có ảnh hưởng, cũng có thể gọi là “Phật bổn sinh kinh” 佛本生经. Đây là do từ “giáng sinh” 降生biến hoá mà thành “bổn sinh” 本生, thuật về sự việc lúc sinh tiền của Thích Ca Phật Tổ. Kì thực, phần nhiều là Phật giáo lợi dụng những ngụ ngôn, đồng thoại lưu truyền trong dân gian Ấn Độ, hoán đổi mà biên soạn thành. Câu chuyện Phật bổn sinh mà tín đồ Phật giáo biên diễn, số lượng rất lớn; chỉ riêng loại tiếng Pali (Ba Lợi văn 巴利文) “Phật bổn sinh cố sự”佛本生故事 đã thu thập hơn 500 câu chuyện. Số lượng rất nhiều vả lại hoàn toàn không hoàn bị. Trong các kinh đại tạng dịch sang tiếng Hán có không ít nội dung kinh có “Phật bổn sinh cố sự”, như Tuyển tập bách duyên kinh 撰集百缘经, Hiền ngu kinh 贤愚经, Tạp bảo tạng kinh 杂宝藏经, Niết bàn kinh 涅槃经, Đính sinh vương kinh 顶生王经 .v.v… Trong những kinh này, cho tiền thế của đức Thích Ca là quốc vương 国王, vương tử 王子, ngoã tượng 瓦匠 (thợ gốm), nho đồng 儒童, nhạn vương 雁王, sư tử 狮子, Đại lực độc long 大力毒龙, Độc giác tiên nhân 独角仙人, Loa kế tiên nhân 螺髻仙人, Tuyết sơn đại sĩ 雪山大士, Lạc pháp Bồ tát 乐法菩萨 v.v… Tóm lại, là bộ lí luận tuyên dương thế giới bình đẳng, chúng sinh đều có thể thành Phật.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/9/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC PHẬT GIÁO
中国佛教诸神
Tác giả: Mã Thư Điền 马书田
Đoàn kết xuất bản xã xuất bản, 1994