BẮC KINH KIM ĐÀI THƯ VIỆN
Kim Đài thư viện 金台书院 tại Bắc Kinh. Năm
Khang Hi 康熙thứ 41 (năm 1702), Phủ doãn phủ Thuận Thiên 顺天 là Tiền Tấn Tích 钱晋锡sáng
lập “Thủ Thiện nghĩa học” 首善义学 tại Kim Ngư trì 金鱼池bên ngoài Sùng Văn môn 崇文门.
Năm Càn Long 乾隆thứ 15 (năm 1750) đổi tên là Kim Đài thư viện 金台书院. Trước sau có các học giả nổi tiếng như Cố Trấn 顾镇, Cố Thuần 顾莼, Tăng Côn Phố 曾焜圃chủ giảng, chiêu mộ cử nhân và cống sĩ hoặc sinh đồng
của phủ Thuận Thiên 顺天nhập học. Trừ học tập nghĩa lí kinh thư, bát cổ 八股 (1) , thí thiếp 试帖 (2) ra,
còn có định kì giảng học của các học giả. Người đạt thành tích ưu tú sẽ được học
bổng, đồng thời được đề cử lên trên. Năm Quang Tự 光绪thứ
5 (năm 1879), Phủ doãn Chu Gia Mi 周家楣thấy thư viện đã
cũ, quyên góp để tu sửa, đồng thời tăng
thêm ảnh bích 影壁 (3), tường phía ngoài. Năm Quang Tự thứ 32, nhân vì triều
đình phế bỏ khoa cử nên thư viện dừng hoạt động, đổi thành “Thuận Trực học đường”
顺直学堂.
Sau năm 1949, từng tiến hành duy tu, kiến trúc thư viện được bảo tồn. Hiện định là đơn vị bảo hộ văn vật của thành phố Bắc Kinh. Trường tiểu học của Đông Hiểu thị 东晓市khu Sùng Văn 崇文 được thiết lập ở đây.
Chú của người
dịch
1- Bát cổ 八股: Bát cổ văn là thể văn đặc thù mà các vương
triều phong kiến từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 19 đã quy định trong chế độ
thi cử. Mỗi bài Bát cổ văn do nhiều bộ phận tổ thành gồm Phá đề 破题, Thừa đề 承题, Khởi giảng 起讲, Nhập thủ 入手, Khởi cổ 起股, Trung cổ 中股, Hậu cổ 后股, Thúc cổ 束股. Phá đề có 2 câu,
nói lên yếu nghĩa của đề mục. Thừa đề 3 hoặc 4 câu, thừa tiếp ý nghĩa của Phá đề
mà nói rõ thêm. Khới giảng là khái thuyết toàn thể, bắt đầu của nghị luận. Nhập
thủ là phần vào đề sau phần Khởi giảng.
Bốn đoạn gồm Khởi cổ, Trung cổ, Hậu cổ và Thúc cổ mới là phần nghị luận chính
thức. Trung cổ là trọng tâm văn tự của toàn bài. Trong 4 đoạn này, mỗi đoạn đều
có 2 vế văn tự đối ngẫu, cộng lại là 8 vế, cho nên gọi là Bát cổ văn, cũng còn
được gọi là Bát tỷ 八比.
2- Thí thiếp 试帖: Bát cổ văn
không thể xa rời kinh nghĩa, không thể xa rời những ngôn luận của Khổng Tử, và
cũng không thể đi ngược với những chú giải của Chu Hi, cho nên cũng còn được gọi
là Thiếp quát 帖括. Chữ Thiếp 帖 trong Thí thiếp
thi 试帖诗 và chữ Thiếp 帖trong Thiếp kinh
帖经, Thiếp quát
帖括 ý
nghĩa giống nhau, tức không thể xa rời đề bài mà tự ý phát huy.
Lúc
ban đầu, Thí thiếp thi cũng là căn cứ vào đạo Khổng Mạnh để xiển thuật, về sau
phát triển thành loại thể tài dùng thiếp thí để miêu hoạ hàm nghĩa câu thơ của
cổ nhân.
Thí
thiếp thi có cách thức nhất định của nó.
Đề
mục của Thí thiếp thi luôn có 2 chữ Phú đắc
赋得, tiếp theo là một câu thơ ngũ ngôn của cổ nhân, chú “Đắc X tự” (得
X 字), hạn định phải dùng vần của chữ này, lại chú “Ngũ ngôn lục vận” hoặc “Ngũ ngôn bát vận”, yêu cầu bài thơ viết
phải dùng 6 vận hoặc 8 vận, tức viết thành một bài ngũ ngôn luật 12 câu hoặc 18
câu.
Thí thiếp thi cũng có Phá đề, nhưng không giống với
Bát cổ văn. Bát cổ văn yêu cầu mở đầu dùng 2 câu điểm rõ ý của đề bài, còn Thí
thiếp thi thì yêu cầu trong 4 câu đầu nhất định phải bao hàm toàn bộ chữ của đề
mục, nếu đề mục là ngũ ngôn, thì cũng phải dùng ít nhất là 4 chữ, nếu là thất
ngôn thì phải dùng 6 chữ, nếu không là không hợp cách.
Ví
dụ, đề thi kỳ thi Hương ở Thuận Thiên 顺天 năm Giáp Ngọ (năm
Quang Tự thứ 20) là:
Phú đắc Ngũ sắc chiếu sơ thành. Đắc Thành tự.
Ngũ ngôn bát vận.
赋得五色诏初成. 得成字. 五言八韵
Bốn
câu đầu bài Thí thiếp thi của Dương Ân Nguyên 杨恩元
như sau:
Đan chiếu sùng triều hạ,
Hồng văn diệu
thủ thành.
Thập hàng từ
huyến lạn,
Ngũ sắc tự tinh oanh.
丹诏崇朝下
鸿文妙手成
十行词绚烂
五色字晶莹
Ở
đây cuối câu thứ hai đã dùng chữ Thành.
Thành,
Oanh đều là vần chữ Thành; với 5
chữ trong đề, 4 câu đầu đã dùng 4 chữ như vậy là đúng cách.
Kỳ thi Hội năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự thứ 24, đề
Thí thiếp thi là:
Phú đắc Vân bổ Thương
sơn khuyết xứ tề. Đắc Sơn tự vận. Ngũ ngôn bát vận
赋得云补苍山缺处齐. 得山字韵. 五言八句
Bốn
câu đầu bài thơ của Đỗ Đức Dư (杜德舆) là:
Tứ xứ vân tề hợp,
Thương thương thức cựu nhan.
Bổ phi niêm hoạ bút,
Khuyết bất lộ xuân sơn.
四处云齐合
苍苍识旧颜
补非拈画笔
缺不露春山
Cuối câu thứ 4 dùng chữ Sơn.
Nhan, Sơn đều là vần chữ Sơn, 4 câu đầu đã bao quát toàn bộ 7 chữ
trong đề.
Với
Thí thiếp thi, trừ 2 câu đầu ra, từ đó trở xuống cho đến câu cuối đều phải đối,
đây là từ thơ luật của đời Đường mà ra. Phần kết thúc gọi là Hợp 合,
theo lệ cũng là những lời tán tụng ngợi ca….
(Trịnh
Thiên Đĩnh 郑天挺: “Thanh sử thám
vi - Bát cổ văn hoà Thí thiếp thi” 清史探微 - 八股文和试帖诗. Bắc Kinh
Đại học xuất bản xã, 1999)
3- Ảnh bích 影壁: Cũng gọi là “chiếu bích” 照壁, “ảnh tường” 影墙, “chiếu tường” 照墙. là một loại kiến trúc được dựng ở phía trước cổng chính của tự miếu hoặc cung điện, có công dụng như bức bình phong phân biệt bên trong và bên ngoài.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 12/9/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC THƯ VIỆN TỪ ĐIỂN
中國書院辭典
Chủ biên: Quý Khiếu Phong 季啸风
Triết Giang giáo dục xuất bản xã, 1996.