Dịch thuật: Vì sao dân gian có cách nói "Cẩu nhục bất thướng tịch"

 

VÌ SAO DÂN GIAN CÓ CÁCH NÓI

“CẦU NHỤC BẤT THƯỚNG TỊCH” 

          Tục ngữ có câu:

Thử nhục hảo ngật nan  đáo thủ, cẩu nhục hảo ngật danh thanh xú.

鼠肉好吃难到手, 狗肉好吃名声丑

(Thịt chuột ngon nhưng khó đến tay, thịt chó ngon nhưng mang tiếng xấu)

          Cũng chính là nói, thịt chuột ngon, nhưng chuột khó bắt; thịt chó ngon, nhưng mang tiếng không hay. Vả lại dân gian còn có cách nói:

Cẩu nhục bất thướng tịch

狗肉不上席

(Thịt chó không lên bàn ăn)

          Mòn ăn ngon như thế, tại sao mọi người lại nói nó không lên được bàn ăn?

          Ở Trung Quốc có rất nhiều tục ngữ liên quan đến chó, như:

Lại cẩu phù bất thướng tường

癞狗扶不上墙

(Chó ghẻ có vịn cho lên cũng lên không nổi tường)

Ý nói hạng người bất tài vô dụng, cho dù người khác có giúp như thế nào thì cũng không thể thành công.

Cẩu chuỷ thổ bất xuất tượng nha

狗嘴吐不出象牙

(Miệng cho không mọc được ngà voi)

          Dùng để mắng hạng người chỉ biết nói những lời ác xấu, không nói được lời hay.

Những câu đó đều mang ý nghĩa chê bai. Tại sao thịt chó ngon cũng không vào được toà nhà “đại nhã”?

          Theo sử liệu ghi chép, thời Xuân Thu Chiến Quốc, Câu Tiễn 勾践từng hạ lệnh:  

          Sinh trượng phu, nhị hồ tửu, nhất khuyển; sinh nữ tử, nhị hồ tửu, nhất đồn (trư)

          生丈夫, 二壶酒, 一犬; 生女子, 二壶酒, 一豚 ()

          (Sinh con trai, thưởng hai bình rượu, một con chó; sinh con gái, thưởng hai bình rượu, một con heo.)

          Đủ thấy, địa vị của chó vào thời cổ rất cao. Vả lại, trong dân gian, thịt chó luôn là một trong những loại thịt mà mọi người ưa thích.

          Về cách nói: “Cẩu nhục bất thướng tịch” 狗肉不上席 , trong dân gian lưu truyền một thuyết:

          Theo ghi chép trong Khúc Vị cựu văn 曲洧旧闻, Tống Huy Tông 宋徽宗 cầm tinh con chó, đại thần Phạm Trí Hư 范致虚 muốn lấy lòng, nói rằng:

          - Bệ hạ ở ngôi cửu ngũ tôn quý, mệnh cầm tinh con chó. Trong 12 cung, chó ở vào vị trí Tuất. là tôn quý. Nhưng trong kinh thành, nhiều người lấy thịt chó làm món ăn, đó là tội đại bất kính.

          Huy Tông nghe qua, cảm thấy có lí, bèn hạ lệnh cấm chỉ giết chó, cũng cấm chỉ lấy thịt chó làm món ăn. Để bảo đảm việc thi hành chính lệnh, ông còn cấp kinh phí hai vạn để khích lệ mọi người giám sát báo cáo. Từ đó, bách tính không dám ăn thịt chó. Cách nói  “Cẩu nhục bất thướng tịch” từ đó mà ra.

                                                             Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 10/8/2023

Nguyên tác Trung văn

Trong quyển

THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN

趣味文化知识大全

Thanh Thạch 青石 biên soạn

Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013

Previous Post Next Post