“THÀNH KHANG CHI TRỊ”
(Năm 1042 – năm 996 trước công nguyên)
Sau khi
Chu Thành Vương Cơ Tụng 周成王姬诵qua đời, thái tử
Cơ Chiêu 姬钊lên ngôi, tức Chu Khang Vương 周康王.
Khang Vương hưởng thụ dư trạch của hai triều trước, duy trì được sự an định và
cường thịnh cơ bản của quốc gia. Lúc ban đầu khi lên ngôi, Khang Vương đã ban
xuống chiếu thư, yêu cầu các chư hầu phải kiểm điểm hành vi của mình. Trừ việc
chinh phạt phương nam và tuần thị phương đông ra. Khang Vương dường như không
có những công trình trọng đại hao phí tài lực quốc gia. Cho nên, sử gia cho rằng,
chính do bởi Khang Vương tuân tuần chính sách “tức dân” 息民 (để cho
dân được nghỉ ngơi), thời gian tại vị đạt đến trình độ:
Tứ di tân phục, hải nội yến nhiên, linh ngữ không hư, hình phạt bất dụng.
四夷宾服, 海内晏然, 囹圄空虚, 刑罚不用.
(Tư di quy phục, trong và
ngoài nước yên vui, nhà tù trống không, hình phạt không dùng đến)
Tình cảnh thái bình thịnh trị
đó trước đó chưa từng có, nhân đó mà từ năm 1042 đến năm 996 trước công nguyên,
tức khoảng thời gian Thành Vương 成王và Khang Vương 康王thống trị đã được người đời sau gọi là “Thành Khanh
chi trị” 成康之治.
Sự xuất hiện “Thành Khang chi trị” đánh dấu cho sự khởi đầu giai đoạn hoàng kim của xã hội nô lệ Trung Quốc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/8/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
中国通史
(quyển 1)
Biên soạn: Thiệu Sĩ Mai 邵士梅
Tưởng Tiểu Ba 蒋筱波
Tam Xuân xuất bản xã, 2008