CHỮ “THÂN” 身
Mọi người sẽ tán thành ý nghĩa của chữ thân 身
này, nhưng trong từ thư không hề giải thích cho chúng ta thấy ý nghĩa của nó.
Có khả năng nó là hình dạng một người mập ưỡn bụng, giơ tay lên chăng?
“Bàn” 胖 (mập) ở Trung Quốc ít người cho là đẹp, dễ coi. Tư tưởng
gia Khổng Tử 孔子sớm vào hơn 500 năm trước công nguyên đã cảnh báo mọi
người không nên ăn nhiều uống nhiều. Nhưng cái đói luôn không xa rời, do đó một
số người vẫn có sự ngưỡng mộ và đố kị nào đó khi nhìn những người có được sự
may mắn, họ có tiền nên ăn uống thoả thích, cho dù có trở nên mập.
“Hỉ Phật”
喜佛 thuần
tuý là sự sáng tạo của người Trung Quốc, vị Phật này đang ngồi với chiếc bụng
thật lớn, bụng ở giữa hai chân giống như bao bột, Vị Phật này luôn được những người
đói kém yêu thích. Thử nghĩ xem, vị Phật béo mập như thế phải ăn nhiều bao
nhiêu?
Hiện tại,
người bình thường mỗi khi gặp nhau vẫn thường sử dụng câu hỏi thăm rất cổ xưa:
- Ăn cơm chưa?
Ý nghĩa
chỉ là “Chào anh”, nhưng lại khiến người ta nghĩ đến những năm tháng gian khổ
đói kém. Nếu một người nào đó mỗi ngày đều có cơm ăn, thì có người đó thể khoe
khoang hạnh phúc của mình.
Một câu
hỏi thăm khoái lạc khác là:
- Anh phát phúc rồi!
Ý nghĩa
theo hiện nay là “Anh khoẻ không? Xem ra coi bộ cuộc sống rất tốt rồi” . Tôi
thì không thích câu hỏi thăm này, đặc biệt là sau khi tôi phát mập lại càng
không thích.
Thế thì
chữ 身 (thân) này rốt cuộc là như thế nào? Ý nghĩa thông thường
chỉ là miêu tả một người mập chăng? Khi chúng ta xem xét kĩ những chữ Hán cổ
xưa nhất thì sẽ có nhiều phát hiện. Có thể nói, trên tuyệt đại đa số chữ đó đều
có một dấu chấm nhỏ nổi bật, nhìn như cái rốn, vị trí của nó không hợp chuẩn.
Người sáng tạo văn tự cổ không phải là Picasso. Nhưng chúng ta thử nghĩ xem, nếu
chữ đó là hình tượng một phụ nữ mang thai, dấu chấm nhỏ biểu thị đứa bé thì hợp
lí, cơ hồ là đẹp nữa. Có gì có thể sánh với việc đem khái niệm chữ 身 (thân)
miêu hoạ thành một người phụ nữ mang thai với chiếc bụng lớn? Khi trong bụng có
một sinh mệnh đang vẫy đạp, quả thực “thân” sẽ cảm thấy rất nặng nề!
Nếu cách giải thích này là chính xác, thì sự giải thích chữ đó ở kim văn, đại khái không chỉ biểu hiện chiếc bụng nặng nề của phụ nữ mang thai, mà còn biểu hiện cái vú. Điều thú vị là, người Trung Quốc cũng sử dụng từ “hữu thân” 有身 để biểu hiện việc mang thai.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 02/8/2023
Nguồn
HÁN TỰ ĐÍCH CỐ SỰ
漢字的故事
Tác giả: Cecilia Lindqvist (Lâm Tây Lợi 林西莉) (Thuỵ Điển)
Người dịch: Lí Chi Nghĩa 李之義
Mao Đầu Ưng xuất bản xã, nhị bản 2016