“VÃN PHỤ” KHÔNG PHẢI RẤT MUỘN MỚI LÀM PHỤ THÂN
Người
có văn hoá thời cổ thích nói cho sang, không dùng khẩu ngữ, cũng chính là để chứng
tỏ bản thân mình có văn hoá, có học thức. Về phương diện xưng hô cũng như thế,
vốn là bách thoại khẩu ngữ, dưới ngọn bút của họ biến thành hàm súc uyển chuyển.
Ví dụ
hai từ xưng hô “vãn phụ” 晚父 và “kí phụ” 寄父 (1). “Vãn
phụ” bạn không ngờ gặp cách xưng hô này, có phải là bạn liền nghĩ đến người này
làm cha rất muộn, 40 – 50 tuổi mới có con được làm phụ thân?
Nhìn từ
mặt chữ, lí giải đó tựa hồ được thông, nhưng trên thực tế, “vãn phụ” 晚父mang nghĩa là “kế phụ” 继父.
Sinh phụ
生父 (cha
đẻ) qua đời sớm, hoặc li hôn với sinh mẫu 生母 (mẹ đẻ), sinh mẫu
đi bước nữa gả cho người khác, đương nhiên, người sau này thành “kế phụ” 继父, hoặc giả gọi là “hậu phụ” 后父.
So với sinh phụ, kế phụ là người đến nhà muộn, cho nên gọi là “vãn phụ” 晚父. Bạn thấy đấy, giải thích có phải mệt không? Trực tiếp
gọi là “kế phụ” có phải hay hơn không?, làm gì phải gọi là “vãn phụ”?
Nếu bạn
xem các thư tịch cổ, bao gồm cả thoại bản cổ đại, sẽ thường gặp cách xưng hô
“vãn phụ” này. Có lẽ người xưa đã xưng hô kế phụ như thế.
Đương nhiên, người thời nay khi xưng hô đã không chú trọng đến sự hàm súc uyển chuyển, kế phụ chính là “kế phụ”, không ai nói “vãn phụ”. Nhưng ý nghĩa của cách xưng hô này bạn cũng cần phải biết.
Chú của người
dịch
1- Kí phụ 寄父: tức cha nuôi, tiếng Hán là “nghĩa phụ” 义父, “dưỡng phụ 养父.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 29/7/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ
中国人的称呼
Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达
Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方
Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022