THIÊN LỰ NHẤT ĐẮC
千虑一得
Ngàn lần suy tính cũng được một lần có ích
Giải thích: Ý kiến của
người bình thường trải qua sự suy tính nghiêm túc cũng có thể sẽ có ích.
Xuất xứ: Chiến quốc . Dật danh: Án Tử Xuân Thu – Nội thiên tạp hạ 晏子春秋 - 内篇杂下
Vào
thời Xuân Thu, một buổi trưa nọ, Tướng quốc nước Tề là Án Anh 晏婴 đang ăn cơm, Tề Cảnh Công 齐景公phái người đến thăm. Án Anh đem
cơm rau của mình chia làm hai phần, mời người đến cùng ăn. Đương nhiên, bữa cơm
đó Án Anh ăn không được no.
Cảnh
Công sau khi nghe được chuyện đó, cảm thấy nhà của Tướng quốc Án Anh hiện tại
không dư dật, lấy làm xấu hổ, liền sai người đem tặng ngàn lượng vàng, để Án
Anh sau này dùng khoản đãi tân khách. Nào ngờ, Án Anh cương quyết không nhận,
hai ba lần từ chối, nói rằng gia cảnh của ông không hề nghèo khó, vì thể không
nhận sự ban thưởng lớn của Cảnh Công. Để không làm khó người mang đến, Án Anh
cùng với người đó vào cung diện kiến Cảnh Công.
Án
Anh cảm tạ sự hậu ái của Cảnh Công, đồng thời nói rằng, thân làm thần tử, có thể
ăn no mặc ấm thì cần phải biết đủ, không thể truy cầu sự giàu có quá mức.
Cảnh
Công nghe qua, vẫn kiên trì đem vàng tặng ông. Cảnh Công nói rằng:
-
Ngày trước, hiền tướng nước ta là Quản Trọng
管仲,
vì giúp Hoàn Công 桓公trở
thành vị minh chủ đầu tiên của các chư hầu lúc bấy giờ mà lập được đại công.
Hoàn Công ban thưởng cho Quản Trọng rất nhiều phong địa, Quản Trọng không hề từ
chối đã tiếp nhận. Như nay khanh sao lại hai ba lần từ chối sự ban thưởng của
ta vậy?
Án
Anh tâu rằng:
-
Thần nghe nói như thế này: “Thánh nhân
thiên lự, tất hữu nhất thất; ngu nhân thiên lự tất hữu nhất đắc.’ 圣人千虑必有一失愚人千虑必有一得
(Thánh nhân ngàn lần suy tính cũng có một lần sai lầm, người ngu ngàn lần suy
tính cũng có được một lần có ích) Quản Trọng tuy là thánh nhân, nhưng có lẽ suy
tính về chuyện này có sự sai lầm. Thần tuy ngu muội, nhưng trong chuyện này xử
lí có thể nói là chính xác.
Từ đó Tề Cảnh Công càng kính trọng Án Anh.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 16/7/2023
Nguyên tác Trung văn
THIÊN LỰ NHẤT
ĐẮC
千虑一得
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集