NHỊ THỤ VI NGƯỢC
二竖为虐
Hai đứa bé gây khó
Giải thích: Thụ tức “thụ tử” 竖子, ý nghĩa là đứa trẻ. Hai đứa bé
trong bụng gây đau đớn. Hình dung bệnh tình nguy ngập, không cách nào chữa trị.
Xuất xứ: Xuân Thu . Tả Khâu Minh 左丘明: Tả truyện – Thành Công thập niên 左传 - 成公十年.
Thời
Xuân Thu, Tấn Cảnh Công 晋景公bị bệnh nặng, sai người đi đến nước Tần mời danh y về chẩn
trị.
Tấn
Cảnh Công nằm trên sạp, mơ màng thấy có hai đứa bé, một đứa nói rằng:
-
Không hay rồi, bệnh nhân mời danh y đến,
e rằng chúng ta sẽ gặp xui, chi bằng mau chạy thoát!
Đứa
bé kia liền nói:
-
Chớ có hoảng hốt, chúng ta nấp ở dưới chỗ
“cao” 膏,
trên chỗ “hoang” 肓,
bất kể danh y làm thế nào đi nữa, dùng thuốc gì đi nữa, đều không thể làm gì được
chúng ta.
Tấn
Cảnh Công tỉnh giấc, ghi nhớ những gì mơ thấy, cảm thấy rất kì lạ.nghĩ rằng:
Hai đứa bé đó lẽ nào là ma gây bệnh?
Qua
một lúc sau, danh y nước Tần đến, sau khi chẩn đoán, quả nhiên nói rằng:
-
Không còn cách nào rồi, bệnh này đã vào đến
chỗ “cao hoang” 膏肓,
lực của thuốc không đến được nơi đó, chữa trị không được rồi.
Do
bởi câu chuyện này, đã sản sinh hai thành ngữ:
Hình
dung bệnh tình nghiêm trọng, không thuốc nào chưa khỏi, gọi là “bệnh nhập cao
hoang” 病入膏肓 (Trung
y gọi mỡ ở đầu quả tim là “cao” 膏, gọi hoành cách mô là “hoang” 肓. “Cao hoang” chính là bộ vị giữa
tim với hoành cách mô). Thành ngữ “bệnh nhập cao hoang” 病入膏肓 về sau không chỉ dùng để ví bệnh
tình nghiêm trọng không thể chữa trị, mà có lúc còn dùng để ví việc nhiễm quen
tư tưởng xấu, tập quán xấu lâu ngày không thể sửa đổi.
Ngoài ra, cũng dùng “nhị thụ” 二竖là từ chỉ thay tật bệnh, gọi sinh ra bệnh là “nhị thụ vi ngược” 二竖为虐.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 317/2023
Nguyên tác Trung văn
NHỊ THỤ VI
NGƯỢC
二竖为虐
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại văn nghệ xuất bản xã, 2004