“HIỂN KHẢO” CÓ PHẢI CHỈ PHỤ THÂN ĐÃ QUÁ CỐ
“Hiển khảo” 显考là mĩ xưng phụ thân đã quá cố. “Hiển” 显có nghĩa là đức hạnh trong sáng, thanh danh vang xa,
“Khảo” 考 có
nghĩa là phụ thân.
“Hiển
khảo” 显考, từ xưng hô này trong lịch sử đã xuất hiện qua mấy lần
biến động. Kì thực, “hiển khảo” 显考sớm nhất không phải
là chỉ phụ thân, mà là chỉ cao tổ. Cao tổ chính là phụ thân của tằng tổ.
Trong Lễ kí – Tế pháp 礼记 - 祭法 có
nói:
Cố lập thất miếu, nhất đàn, nhất thiện (1),
viết Khảo miếu, viết Vương khảo miếu, viết Hoàng khảo miếu, viết Hiển khảo miếu,
viết Tổ khảo miếu, giai nguyệt tế chi.
故立七庙, 一坛, 一禅 (1), 曰考庙, 曰王考庙, 曰皇考庙, 曰显考庙, 曰祖考庙, 皆月祭之.
(Cho nên lập 7 miếu, nhất đàn,
nhất thiện, là Khảo miếu, Vương khảo miếu, Hoàng khảo miếu, Hiển khảo miếu, Tổ
khảo miếu, các tháng đều tế.)
Khổng
Dĩnh Đạt 孔颖达 khi chú sớ rằng:
Viết Khảo miếu giả, Phụ miếu. Viết Vương khảo
miếu giả, Tổ miếu. Viết Hoàng khảo miếu giả, Tằng tổ dã. Viết Hiển khảo miếu giả,
Cao tổ dã. Viết Tổ khảo miếu giả, Tổ thuỷ dã.
曰考庙者, 父庙. 曰王考庙者, 祖庙. 曰皇考庙者, 曾祖也. 曰显考庙者, 高祖也. 曰祖考庙者, 祖始也.
(Khảo
miếu là miếu của phụ thân. Vương khảo miếu là miếu của ông nội. Hoàng khảo miếu
là miếu của ông cố. Hiển khảo miếu là miếu của ông cao. Tổ khảo miếu là miếu
thuỷ tổ)
Bạn thấy
đấy, Khổng Dĩnh Đạt chú thích rất rõ ràng: “Hiển khảo” 显考là
chỉ Cao tổ.
Sau đời
Hán, bối phận của “Hiển khảo” 显考giáng thấp, thành mĩ
xưng cho phụ thân đã qua đời. Thời Tam
Quốc, Tào Thực 曹植nước Nguỵ trong Trách
cung 责躬có viết:
Vu Mục hiển khảo, thời duy Vũ Hoàng.
于穆显考, 时惟武皇
“Hiển khảo” 显考ở
đây chính là chỉ Tào Tháo 曹操 – phụ thân đã mất.
Từ Càn
Học 徐乾学 đời
Thanh trong Độc lễ thông khảo – Thần chủ 读礼通考 - 神主 có viết:
Cổ nhân vu tổ, khảo cập tỉ chi thượng. giai
gia nhất hoàng tự. Đãi Nguyên Đại Đức triều thuỷ chiếu cải hoàng vi hiển, dĩ thứ
sĩ bất đắc xưng hoàng dã. Bất tri hoàng chi thủ nghĩa mĩ dã, đại dã, sơ phi thủ
quân tự chi nghĩa.
古人于祖, 考及妣之上,
皆加一皇字. 逮元大德始诏改皇为显, 以庶士不得称皇也. 不知皇之取义美也, 大也, 初非取君字之义.
(Người
xưa với tổ, khảo cùng tỉ trở lên, đều thêm chữ “hoàng”. Đến triều Đại Đức thời
Nguyên bắt đầu ban chiếu đổi “hoàng” thành “hiển”. thứ sĩ không được xưng
“hoàng”. Không biết rằng với chữ “hoàng” lấy ý nghĩa là đẹp, là lớn, ban đầu
không phải mang ý nghĩa của chữ “quân” (vua).)
Nhân vì
hoàng đế đổi chữ “hoàng” 皇, từ đó, “Hoàng khảo”
皇考chuyên chỉ phụ thân đã mất của hoàng đế. Bách tính vì
kị huý chữ “hoàng” 皇, không thể dùng “Hoàng khảo” để chỉ phụ thân đã qua đời
của mình.
Tiên
sinh Từ Càn Học nhân phát biểu đó đã có cảm khái của riêng mình, hoàng đế không
hiểu ý nghĩa của chữ “hoàng” 皇 là đẹp, là lớn, dùng “hiển” 显để
thay cho ‘hoàng” 皇, rõ ràng là một động tác không cần thiết. Đương
nhiên, từ sau thời Minh Thanh, bách tính lại có thể dùng lại “hoàng khảo” 皇考.
“Hiển
khảo” 显考 và
“Tiên khảo” 先考 hài
âm, ý nghĩa cùng với “Hoàng khảo” 皇考về cơ bản là tương đồng,
cho nên, trong nhiều thơ văn truy niệm phụ thân đã qua đời, dùng “Hiển khảo” 显考để chỉ phụ thân.
Bạn
cũng cần ghi nhớ, trong xưng hô, có thêm chữ “Tiên” 先,
“Hoàng” 皇, “Hiển” 显, “Khảo” 考, “Tỉ” đều là chỉ
người đã quá cố. trong văn tế và văn bia truy niệm phụ thân, cũng gọi phụ thân
là “Hiển khảo” 显考.
Từ xưng hô “Hiển khảo” 显考 hiện tại không tiến vào viện bảo tàng lịch sử, tại bia mộ ở lăng viên sẽ nhìn thấy từ này. Cũng như “Tiên khảo” 先考, “Hoàng khảo” 皇考, thông thường trong khẩu ngữ của mọi người không có nghe, nó chỉ được dùng trong văn ngôn hoặc văn tế, văn bia.
Chú của người
dịch
1- “Thiện” ở “nhất đàn, nhất thiện” 一坛, 一禅trong “
- Đàn 壇 / 坛: là đắp đất xây
thành làm nơi tế.
- Thiện 墠: là dọn sạch đất bằng để tế.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/7/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ
中国人的称呼
Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达
Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方
Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022