“DANH” VÀ “TỰ” LÀ HAI VIỆC KHÁC NHAU
Ngày nay khi nói đến tính danh 姓名 (họ và tên),
chúng ta thường nghe có người hỏi:
Nâm đích danh tự khiếu thập ma nha?
您的名字叫什么呀?
(Tên của
ông là gì?)
Ngã đích danh tự …
我的名字
(Tên
tôi là …)
Thị nha, nâm chẩm ma xưng hô? Danh tự khiếu
thập ma?
是呀您怎么称呼? 名字叫什么?
(Vâng.
Xưng hô với ông như thế nào? Tên ông là gì?)
Những
câu này nghe qua thì không có vần đề gì, nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì không chuẩn
xác, hơn nữa nhiều người nói sai.
Nói “tính
danh” 姓名một người đi chung với nhau, không sai, nhưng đem
“tính” 姓 tách ra, chỉ đơn thuần nói “danh tự” 名字thì là có vấn đề.
Vì sao
vậy? Bởi vì danh là danh, tự là tự, danh và tự là hai khái niệm.
Mỗi người
đều có “danh” 名của mình, điều này không cần phải nói. Theo truyền
thuyết sự kiện đặt tên cho người là bắt đầu từ đời Hạ, đến nay đã có lịch sử
hơn 3000 năm rồi.
Từ xưa
đến nay, việc đầu tiên làm khi đứa bé sinh ra đó là đặt tên cho bé. Đương
nhiên, hiện nay người nóng vội có nhiều, đứa bé còn nằm trong bụng mẹ mà tên
thì đã có rối.
Kì thực,
vào thời cổ, “danh” 名 và
“tự” 字của một người là hai việc khác nhau. Hơn nữa “danh” 名và “tự” 字 không thể hợp lại để gọi, cũng không thể dùng lẫn lộn.
Theo
quy củ mà đời
Đương
nhiên, đó là thời đại trọng nam khinh nữ, đặt tên chủ yếu là đặt cho bé trai.
Con trai đến 20 tuổi thì coi như đã thành nhân.
Người
thời đó, không thể tuỳ tiện đội mũ, con trai phải đến 20 tuổi tức đã thành nhân
mới có thể đội mũ.
Làm lễ
đội mũ còn có một cách nói khác, gọi là “hành quán lễ” 行冠礼,
lúc này mới có thể đặt “tự” 字.
Trong Lễ kí – Đàn Cung 礼记 - 檀弓có câu:
Ấu danh, quán tự
幼名, 冠字
(Lúc nhỏ đặt danh, đến lễ đội mũ mới đặt tự)
Lời sớ nói rằng:
Niên nhị thập hữu vi phụ chi đạo, bằng hữu đẳng
loại bất khả phục hô kì danh.
年二十有为父之道, 朋友等类不可复呼其名
(Đến 20
tuổi mới có đạo làm cha, bè bạn không thể gọi lại “danh” của họ)
Con
trai sau khi thành nhân, chỉ có phụ thân mới có thể gọi “danh” của người đó, bè
bạn nói chung hoặc người ngang hàng chỉ có thể gọi “tự” của người đó.
Quy củ
về việc người không chỉ cần có “danh” 名 mà còn cần có “tự” 字là
bắt đầu từ đời Thương. Người lật đổ Kiệt
桀 - vị
đế vương cuối cùng của triều Hạ là Thương Thang 商汤.
Thương Thang nguyên danh là Lí 履, còn có danh khác là
Thiên Ất 天乙. Thang 汤 là tự của ông ta.
“Tự” 字cũng gọi là “biểu tự” 表字.
Sao gọi là biểu tự?
- Một là:
“Tự” 字có thể biểu đạt tên của bạn, cũng chính là nói, “tự”
mà bạn đặt có tương quan với “danh” của bạn. Ví dụ:
Mạnh Tử 孟子danh là Kha 轲, tự là Tử Dư 子舆, “kha” 轲 và “dư” 舆 đều là “xa” 车 (xe).
Nhan Hồi
颜回danh là Hồi 回, tự là Tử Uyên 子渊. “Hồi” 回và “Uyên” 渊đều là “thuỷ” 水 (nước), ý nghĩa như nhau.
Lí Bạch
李李白 danh là Bạch 白,
tự là Thái Bạch 太白.
Quan Vũ
关羽danh là Vũ 羽, tự là Vân Trường 云长.
“Tự” 字của những nhân vật này đều có liên quan với “danh” 名.
- Hai
là: “Tự” 字nhìn chung đều mang ý nghĩa làm sáng tỏ đức hạnh, tức
có ngụ ý tốt đẹp. Ví dụ:
Khổng Tử
孔子danh là Khâu 丘, tự là Trọng Ni 仲尼.
Tào
Tháo 曹操danh là Tháo 操, tự là Mạnh Đức 孟德.
Trương
Phi 张飞 danh
là Phi 飞, tự là Dực Đức 翼德.
Đỗ Phủ 杜甫danh là Phủ 甫, tự là Tử Mĩ 子美.
Bạn thấy
đấy, “tự” 字 của
những người này chẳng phải là thấu rõ nhân nghĩa trung hậu sao?
Thời cổ, mọi người trong xã hội giao tiếp qua lại, thông thường không thể gọi “danh” 名, chỉ có thể xưng “tự” 字. Ví dụ, Tào Tháo 曹操, nhìn chung mọi người không thể gọi ông ấy là Tào Tháo曹操 mà gọi là Tào Mạnh Đức 曹孟德. Trương Phi 张飞, gọi là Trương Dực Đức 张翼德. Đương nhiên, đối với bậc trưởng giả hoặc người có uy vọng phải xưng hô “hiệu” 号của họ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 04/7/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ
中国人的称呼
Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达
Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方
Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022