Dịch thuật: "Danh" không phải là "hiệu"

 

“DANH” KHÔNG PHẢI LÀ “HIỆU”

          Bất luận là “danh” hay là “tự” , đều là phù hiệu của một người. Đương nhiên phù hiệu này rất quan trọng, nó có thể theo bạn suốt đời. Từng có người nói rằng:

          “Đối với bạn, người mà trung thành nhất, trước sau không không rời không bỏ bạn. Đó là ai? Đó chính là tính danh của bạn.”

          Trong xã hội hiện đại, cuộc sống của con người trở nên đơn giản hơn, Sự phức tạp và sâu xa trong văn hoá truyền thống, trong mắt người hiện đại trở nên đơn giản. Danh tự của con người là một ví dụ.

          Hiện nay, người ta chỉ có danh , không có “tự” , càng không có “hiệu” . Có thể nói, người ta đã đem “danh” và “tự” hợp lại làm một.

          Đương nhiên, cũng có người khăng khăng với tên của mình.

          Tôi có quen với một hoạ gia, không những vẽ tranh thích theo lối cổ, mà ngay cả danh tự cũng học theo người xưa.

          Ông ấy tương đối sùng bái họ gia nổi tiếng đời Thanh là Chu Đáp 朱耷. Chu Đáp tự là Nhẫn Am 刃庵, hiệu là Bát Đại Sơn Nhân 八大山人, Tuyết Cá 雪个, Cá Sơn 个山, Nhân Ốc 人屋, Đạo Lãng 道朗… Về sau ông xuất gia, lấy pháp danh (Thích danh) là Truyền Khể 传綮.

          Vị hoạ gia này nghĩ rằng, Chu Đáp có biêt bao “danh” và “hiệu”, ta cũng phải có. Ông ta đặt liền hai “hiệu”.

          Hiệu của Chu Đáp là “Bát Đại Sơn Nhân” 八大山人, còn hiệu của ông ta là “Lục Đại Thôn Nhân” 六大村人; hiệu của Chu Đáp là “Tuyết Cá” 雪个, còn hiệu của ông ta là “Vũ Cá” 雨个.

          Tôi có hỏi qua ông ấy, hiện tại còn ai có hiệu như thế đâu?. Ông đặt cho mình “hiệu” như thế là có ý gì?. Ông ta điềm nhiên cười và nói rằng:

          - Có ý gì đâu. Đó gọi là truyền thừa văn hoá, kế thừa phong cách hội hoạ của “Bát Đại Sơn Nhân”.

          Ông ấy cho rằng, học theo “Bát Đại Sơn Nhân”, chỉ học mỗi một tranh vẽ của ông ấy là chưa được, còn cần phải học văn khí trên người của ông ấy nữa.

          Đặt “hiệu” là “Lục Đại Thôn Nhân” có thể truyền thừa tài khí và phong cách hội hoạ của “Bát Đại Sơn Nhân” chăng? Hiển nhiên vị hoạ gia này đã bỏ đi xương thịt, chỉ nhặt lấy lông da. Nói thực, ông ấy chưa hiểu được văn nhân cổ đại tại sao lại có “hiệu”.

          Kì thực, “danh hiệu” 名号của người, chỉ là kí hiệu của người mà thôi, hoàn toàn không phải là chiêu bài, một số người học đòi phong nhã, thể hiện thân phận của mình khác với mọi người, lí giải bản thân như thế rất là hoang đường.

          Trung Quốc hiện tại thực hành chế độ “nhất nhân nhất danh” 一人一名, bạn ở vào bất kì trường hợp nào, chỉ có thể dùng một tên, tức danh tính tên chứng minh nhân dân, cho nên anh đặt tên “tự” cũng được, đặt tên “hiệu” cũng được, nhưng ở những trường hợp chính quy, căn bản dùng không được.

          Đương nhiên, hiện tại có một số thư hoạ gia  vì muốn thể hiện phong nhãm đã đặt cho mình “trai hiệu” 斋号 hoặc “đường hiệu” 堂号, lạc khoản trên tác phẩm cũng không thể chê trách quá.

          Nhưng, chân chính chỉ có thể đại biểu cho thân phận của bạn chỉ có thể là “bổn danh” 本名. Bạn có đặt “tự hiệu” nhiều đi nữa, thì cũng không có đất dụng.

                                                                      Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 30/7/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ

中国人的称呼

Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达

Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方

Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post