落梅風
溪邊月
子規聲
暗香生
水流風動
世情辨清輕與重
一壺茶
梅花三弄
LẠC MAI PHONG
Khê biên nguyệt
Tử quy thanh
Ám hương sanh
Thuỷ lưu phong động
Thế tình biện
thanh khinh dữ trọng
Nhất hồ trà
Mai hoa tam lộng
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 28/6/2023
Tử
quy 子規: Tên một loài chim, còn gọi là
“Đỗ vũ” 杜宇,
“Tứ thanh đỗ quyên” 四聲杜鵑, “Thôi quy” 催歸. Loài chim này thường hướng về phương bắc mà kêu, tháng 6
tháng 7 kêu càng nhiều, ngày đêm không nghỉ, âm thanh phát ra nghe buồn, giống
như mong con trở về, cho nên gọi là “Đỗ quyên đề quy”. 子規 (Tử quy) cũng viết là 子歸.
Mai
hoa tam lộng 梅花三弄: Còn gọi là “Mai hoa dẫn” 梅花引, “Mai hoa khúc” 梅花曲, “Ngọc phi dẫn” 玉妃引. Theo ghi chép “Thái
Âm bổ di” 太音補遺và “Tiêu Am cầm phổ” 蕉 庵琴譜, tương truyền nguyên bản “địch
khúc” 笛曲
(dành cho sáo) do Hoàn Y 桓伊thời Tấn sáng tác, sau cải biên thành “cầm khúc” 琴曲, “địch khúc” đã thất truyền. Nhạc
phổ của cầm khúc được thấy sớm nhất trong Thần
kì bí phổ 神奇秘譜năm 1425.
Toàn
khúc “Mai hoa tam lộng” chia làm 10 đoạn với 2 phần lớn. Phần đầu có 6 đoạn,
dùng thủ pháp tuần hoàn tái hiện; phần sau 4 đoạn sau, miêu tả tĩnh và động của
hoa mai. Nhạc khúc thông qua đặc trưng khiết bạch, thơm, chịu được giá rét của
hoa mai, mượn đó để bộc lộ tình cảm, ca tụng người có tiết tháo cao thượng.
“Tam
lộng” 三弄
tức trong cùng một
đoạn phản phục diễn tấu 3 lần.