XUI NÊN KẺ TẤN NGƯỜI TẦN NHƯ KHÔNG (952)
Kẻ Tấn
người Tần: Chỉ sự xa cách giữa hai
người vốn có quan hệ về hôn nhân.
Thành ngữ Trung Quốc có câu “Tần Tấn chi hảo” 秦晋之好, chỉ hai nước Tần Tấn nối đời thông hôn. Về sau dùng để chỉ mối quan hệ hôn nhân giữa hai họ.
Điển xuất từ Tả truyện – Hi Công nhị thập tam niên 左传 - 僖公二十三年:
Thời Xuân Thu, Tấn và Tần là hai nước
lớn. Tấn Hiến Công 晋献公 gả
con gái của mình cho Tần Mục Công 秦穆公, gọi là “Mục Cơ” 穆姬, lấy đó để tăng cường mối quan hệ hữu hảo giữa hai nước.
Sau khi Hiến Công qua đời, nước Tấn phát sinh động loạn, công tử Di Ngô 夷吾 được
sự giúp đỡ của Mục Công đã lên ngôi, đó là Tấn Huệ Công 晋惠公. Hoá ra Di Ngô nhân vì bị sủng cơ Li Cơ 骊姬 của
Hiến Công bức hại phải trường kì lưu vong bên ngoài. Để đảm bảo mình có thể an
toàn về nước lên ngôi, ông đã xin Tần Mục Công phái binh hộ tống về nước. Để báo
đáp, Di Ngô đồng ý cắt 5 toà thành trì dâng cho Tần. Nào ngờ Di Ngô sau khi lên
ngôi đã không giữ lời hứa.
Hành vi không giữ lời hứa của Tần Huệ
Công đã khiến Tần Mục Công bất mãn. Năm 647 trước công nguyên, nước Tấn xảy ra
nạn đói, Tấn Huệ Công cầu cứu nước Tần. Tần Mục Công không nghĩ đến chuyện trước
đã tặng cho một số lương thực giúp nước Tấn. Mùa đông năm sau, nước Tần gặp phải
nạn đói như thế, cầu viện nước Tấn. Nhưng Tấn Huệ Công vong ân phụ nghĩa, không
nghĩ sự giúp đỡ của nước Tần đối với nước mình, đã không viện trợ lương thực mà
còn đem quân đi đánh nước Tần. Tần Mục Công vô cùng giận, đợi lúc thế nước chuyển
biến tốt, đích thân đem quân thảo phạt nước Tấn. Chẳng bao lâu, nước Tấn chiến
bại, Tần Mục Công bắt sống Tấn Huệ Công giam lại, chuẩn bị về Tần sẽ giết.
Mục Cơ sau khi biết tin, mặc tang phục,
dẫn 3 đứa con lên toà lầu chất đầy củi khô, sai người nói với Tần Mục Công:
Trời giáng tai hoạ, khiến Tần Tấn hai nước
chiến tranh. Nay Tấn quân bị ngài bắt, khi nào ông ấy về đến đô thành, thì lúc
đó thiếp sẽ chết. Xin ngài sớm liệu định.
Mục Công nghe qua hoảng kinh, đành thả
Tấn Huệ Công, an trí ông ấy ở Linh đài 灵台,
đợi làm lễ thượng tân, sau đó quốc quân hai nước còn kết minh ước. Về sau hai
nước Tấn Tần luôn duy trì mối quan hệ hữu hảo. Tấn Huệ Công đưa thái tử Tử Ngữ 子圉sang Tần làm con tin. Tần Mục Công gả con gái cho Tử
Ngữ. Về sau Tấn Huệ Công bệnh nặng, Tử Ngữ lo sợ không làm được quốc quân nước
Tấn, thế là mùa thu năm 638 trước công nguyên, ông lén về lại nước Tấn. Năm
sau, Tấn Huệ Công qua đời, Tử Ngữ lên ngôi, sử gọi là Tấn Hoài Công 晋怀公, nhưng tính tình ông khắc bạc, không dung người, khiến
triều đình trên dưới cảm thấy bất an.
Lúc bấy giờ, công tử Trùng Nhĩ 重耳của nước Tấn đến Tần. Trùng Nhĩ là người rất lương thiện,
lại tài hoa, rất nhiều người bằng lòng giúp đỡ. Tần Mục Công nhìn thấy nước Tấn
động loạn, Tần Hoài Công hôn dung vô năng, đã quyết định giúp Trùng Nhĩ về nước
đoạt lấy chính quyền, lại còn đem con gái mà ông yêu quý nhất là Hoài Doanh 怀嬴cùng 4 vị tông nữ gả cho Trùng Nhĩ. Năm 636 trước công
nguyên, dưới sự hộ tống của quân Tần và sự ủng hộ của quần thần trong nước,
Trùng Nhĩ về đến đô thành Khúc Ốc 曲沃. Tần Mục Công phái
người giết chết Hoài Công, lập Trùng Nhĩ lên làm quốc quân nước Tấn, sử gọi là
Tấn Văn Công 晋文公.
http://m.cnwest.com/sxxw/a/2021/01/19/19445138.html
Hiểm thay chước kẻ gian thần
Xui nên kẻ Tấn người Tần như không
(Nhị độ mai 951 - 952)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 05/6/2023