TRIỀU TÂY CHU
(Khoảng năm 1070 – năm 771 trước công
nguyên)
Khoảng
năm 1046 trước công nguyên, Chu Vũ Vương 周武王diệt
Thương, kiến lập triều Chu, nhân vì đô thành tại Hạo kinh 镐京 phía
tây khu vực trung nguyên nên sử xưng là “Tây Chu” 西周.
Lúc ban đầu kiến lập triều Chu, kẻ thồng trị
hãy còn ra sức chăm lo việc cai trị, quốc gia có dạo phồn vinh ổn định. Đến
trung và hậu kì, kẻ thống trị ngày càng hủ bại, bắt đầu đi dần đến chỗ suy bại.
Năm 771 trước công nguyên, quân Khuyển Nhung 犬戎 giết Chu U
Vương 周幽王, triều Tây Chu diệt vong. Triều Tây Chu đã thay đổi
phương thức thống trị “vu quân hợp nhất” 巫君合一 (vu thuật và
quân quyền hợp nhất) của triều Thương, dùng hệ thống chế độ đẳng cấp sáng tạo
ra mô thức thống trị mới. Sự kiến lập các chế độ của triều Tây Chu dần hoàn bị.
Triều Tây Chu thực hành chế độ phân phong đẳng cấp nghiêm nhặt, lại kiến lập
nên một hệ thống chế độ tông pháp hoàn bị, khéo léo kết hợp chính quyền với tộc
quyền. Triều Tây Chu thực hiện đồng thời lễ và hình, lễ dùng để tiêu trừ sự
phân chia nội bộ giai cấp, còn hình chuyên dùng để khống chế quảng đại nhân
dân. Triều Tây Chu thực hành chế độ “tỉnh điền” 井田,
kinh tế nông nghiệp được phát triển tương đối nhanh. Triều Tây Chu cũng là thời
đại mà chế độ văn hoá của Trung Quốc hoàn bị, về văn hoá, về tư tưởng đã tăng
thêm không ít nội dung mới, đặt cơ sở vững chắc cho nền văn minh cổ đại Trung
Quốc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 12/6/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
中国通史
(quyển 1)
Biên soạn: Thiệu Sĩ Mai 邵士梅
Tưởng Tiểu Ba 蒋筱波
Tam Xuân xuất bản xã, 2008