Dịch thuật: Tiếng kêu của "ô nha" biến thành "ngô"

 


TIẾNG KÊU CỦA “Ô NHA” BIẾN THÀNH “NGÔ”

          Trong điển tịch và văn hiến thời cổ, “ngô” (bính âm “wú”) được sử dụng làm nhân xưng ngôi thứ nhất tương đối nhiều. Nhìn từ cách tạo hình của chữ, phía trên là “ngũ” (bính âmwǔ”), phía dưới là “khẩu” , phát âm là theo chữ “ngũ” (bính âm wǔ”).

          Cách giải thích trong Thuyết văn giải tự 说文解字 của Hứa Thận 许慎 là:

Ngô, ngã, tự xưng dã. Tùng khẩu, ngũ thanh.

, 即我, 自称也. 从口, 五声

(“Ngô” tức “ngã”, là tự xưng. “Khẩu” là hình phù, “ngũ” là thanh phù)

          “Ngũ” trong chữ “ngô” có ý nghĩa gì? Có người cho rằng, “ngũ” đại biểu cho “ngũ hành” 五行.

          Người xưa đã đem vạn sự vạn vật trên trái đất quy về về “ngũ hành” 五行 kim mộc thuỷ hoả thổ. Cho nên “ngũ hành” là “đại” (lớn). “Ngô” xem là nhân xưng ngôi thứ nhất, dùng “ngũ hành” để biểu đạt, mang ý nghĩa “thiên hạ chi đại, xả ngã kì thuỳ” 天下之大, 舍我其谁  (việc lớn trong thiên hạ, ngoài ta ra thì còn ai dám đảm đương).

          Còn có một cách nói khác, từ “nhất” cho đến “cửu” , “ngũ” là số ở giữa, đại biểu trung lập, chữ “khẩu” đại biểu con người, con người ở chính giữa khoảng trời đất.

          Lại còn có quan điểm cho rằng, “ngô” không phải là chữ hình thanh, phát âm của nó không liên quan gì đến “ngũ” .

          Chính xác, chữ “ngô” trong giáp cốt văn, nửa phần trên là hai tam giác đối nhau. ở giữa thêm một nét sổ, chỉ thiên địa giao hợp, âm dương hoà hợp, là tượng của quân vương. Chữ “khẩu” ở dưới đại biểu cho người phát hiệu lệnh.

          Có học giả trải qua sự khảo cứu cho rằng, vào thời viễn cổ, quân vương lấy “ngô” tự xưng, có liên quan đến tập tục gắn lông chim lên đầu giống như loài chim của người Khương cổ. Loại chim mà người Khương cổ nói đến là chỉ “ô nha” 乌鸦 (quạ).

          Họ lấy “ô nha” 乌鸦 chỉ thay quân vương, cho nên phát ra âm “ ô” (bính âm ). “Ô” () và “ngô” (“wú”) phát âm gần giống nhau, cho nên học giả cho rằng. chữ “ngô” có liên quan đến “ô nha” 乌鸦.

          Bạn suy nghĩ thử, ngôi thứ nhất xưng là “ngô” , vào thời cổ là “ô nha” 乌鸦, “lẽ nào ta là ô nha?’ Đương nhiên là đùa thôi.

          Khảo chứng cách xưng hô mà chúng ta hiện tại quen cho là thường, bạn sẽ phát hiện một số hiện tượng kì lạ, nhiều từ nhân xưng lúc ban đầu không liên quan gì đến con người, sau này người ta phát giác phát âm của nó nghe hay, hoặc giả tự hình của nó đẹp nên đã mượn dùng.

Phụ lục: (ảnh st trên mạng) 

Chữ "ngô"

Giáp cốt văn  Kim văn  Tiểu triện  Khải thể 

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 14/6/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ

中国人的称呼

Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达

Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方

Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post