THÍCH CA MÂU NI KÌ NHÂN
Truyền thuyết kể rằng, Thích Ca Mâu Ni释迦牟尼 là hậu duệ vương tộc nổi tiếng Cam Giá Vương 甘蔗王
của cổ Ấn Độ, phụ thân Tịnh Phạn Vương 净饭王
là quốc vương của nước Ca Tì La Vệ 迦毗罗卫 (nay là phía nam
Nepal và vùng Tì Lân 毗邻 của Ấn Độ). Nói là nước, kì thực chẳng qua là một toà
tiểu thành, đây là một thành bang nho nhỏ dài 20 dặm, rộng 16 dặm, không bằng một
huyện lớn của Trung Quốc. Mẫu thân là Ma Da phu nhân 摩耶夫人, theo phong tục đương thời phải về lại nhà mẹ đẻ để sinh, trên đường
ngang qua vườn Lam Tì Ni 蓝毗尼 (nay là vùng tự viện
La Mĩ Đức 罗美德 của Nepal) đã hạ sinh Tất Đạt Đa 悉达多. Thời gian cụ thể của ngày vĩ đại này, các sách nói
không thống nhất, phải có đến hơn 60 thuyết. Học giả Trung Quốc cho rằng, ngài
sinh vào năm 565 trước công nguyên, nhập diệt vào năm 486 trước công nguyên, đại
thể cùng thời với Khổng Tử 孔子, nhưng qua đời trước
Khổng Tử 7 năm. Thuyết này là tiếp nhận từ Nhật Bản, Ấn Độ.
Thời cận
đại tiến hành khai quật di chỉ Lam Tì Ni 蓝毗尼,
chính giữa di chỉ là “Ma Da phu nhân từ” 摩耶夫人祠 (đền thờ Ma Da phu nhân), bên trong đền thờ có bức phù điêu Ma Da phu
nhân sinh con. Theo truyền thuyết Phật giáo, Ma Da phu nhân lúc đi ngang qua vườn
Lam Tì Ni, thấy trong vườn có một cây lớn, hoa nở thơm ngào ngạt, cành lá tươi
tốt, liền giơ tay muốn hái một cành, lúc này Tất Đạt Đa 悉达多 từ từ, từ bên nách phải của phu nhân giáng sinh (“Quá
khứ hiện tại nhân quả kinh” 过去现在因果经). Trên bức phù
điêu là tay trái của Ma Da Phu nhân đặt lên vai thị nữ, tay phải giơ lên, ngón
tay vịn lấy cành cây, bên nách phải, thái tử đã lộ ra nửa thân, thị nữ thiên
vương ở bên cạnh dùng “kim sắc y” 金色衣 bọc lại, một thị nữ
khác xách bình nước đứng một bên. Bức phù điêu này đã bị hư hại. Điêu khắc và hội
hoạ lấy đề tài Ma Da phu nhân sinh con có rất nhiều, chiếm địa vị trọng yếu
trong nghệ thuật Phật giáo.
Năm
1897, khảo cổ học gia còn phát hiện trụ đá A Dục Vương 阿育王tại
di chỉ. Hơn 1300 năm trước cao tăng đời Đường là Huyền Trang 玄奘khi tây hành cầu pháp đã nhìn thấy trụ đá này:
….. Hữu đại thạch trụ, thượng tác mã tượng, Vô
Ưu Vương (tức A Dục Vương) sở kiến dã. Hậu vị ác long tích lịch, kì trụ trúng
chiết phó địa.
(“Đại Đường Tây vực kí” quyển lục)
….. 有大石柱, 上作马. 无忧王 (即阿育王) 所建也. 后为恶龙霹雳, 其柱中折仆地.
(“大唐西域记” 卷六)
(….. Có
trụ đá lớn, phía trên tạc tượng con ngựa. Vô Ưu Vương (tức A Dục Vương) xây dựng
nên. Sau ác long làm ra sấm sét đánh trúng bị gãy đổ xuống đất)
Trụ này
do Đại A Dục Vương 大阿育王của vương triều Khổng Tước 孔雀
khi lên ngôi cho xây dựng sau khi Thích Ca 释迦 nhập niết bàn
hơn 200 năm. Trên đầu trụ đá khắc một con ngựa, đó là thủ pháp thường dùng
trong nghệ thuật Phật giáo tảo kì, tượng trưng cho thái tử Tất Đạt Đa 悉达多 “du
thành xuất gia” 逾城出家 (vượt tường thành xuất gia).
Ma Da phu nhân 摩耶夫人sau khi sinh được 7 ngày thì bất hạnh qua đời, Tất Đạt
Đa do người dì là Ba Xà Ba Đề 波闍波提nuôi dưỡng. Người
dì nay về sau quy y Phật giáo do Thích Ca Mâu Ni sáng lập, trở thành vị ni cô đầu
tiên trong Phật giáo. Tất Đạt Đa có được toàn bộ sự giáo dục mà thanh niên quý
tộc Sát Đế Lợi 刹帝利đương thời được dạy, về sau cưới cô em gái họ là Da Du
Đà La 耶输 陀罗làm phi, hai người
tình cảm rất gắn bó,
Hiền phi mĩ dung mạo.
Yểu điệu thục nữ tư.
Côi diễm nhược Thiên hậu.
Đồng xử nhật dạ hoan
(Phật
sở hành tán)
贤妃美容貌
窈窕淑女姿
瑰艳若天后
同处日夜欢
(佛所行赞)
(Hiền phi dung mạo xinh đẹp
Tư thái yểu điệu thục nữ
Diễm lệ như Thiên hậu
Ngày đêm cùng chung niềm vui)
Hai người sinh được một người con, tên là La Hầu La 罗睺罗.....
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 02/6/2023
(Phật đản 2023 – PL 2567)
Nguồn
TRUNG QUỐC PHẬT GIÁO
中国佛教诸神
Tác giả: Mã Thư Điền 马书田
Đoàn kết xuất bản xã xuất bản, 1994