ĐÔNG BA VĂN
Tộc Nạp
Tây 纳西sinh sống tại khu vực Lệ Giang 丽江tỉnh Vân Nam 云南 Trung Quốc là một
dân tộc có một nền văn hoá sâu dày, họ không chỉ giỏi về hấp thu văn hoá ưu tú
của các dân tộc khác, mà còn sáng tạo ra văn hoá Đông Ba 东巴 – văn hoá dân tộc độc dáo của riêng mình.
Đông Ba
văn 东巴文 là
loại văn tự đồ hoạ tượng hình, nhìn từ giác độ phát triển hình thái văn tự, lịch
sử của nó so với giáp cốt văn còn sớm hơn rất nhiều, thuộc hình thái tảo kì của
khời nguyên văn tự.
Đông Ba
东巴文văn sớm nhất là những đồ tượng phù hiệu được viết vẽ
trên gỗ và đá, về sau phát minh ra giấy, mới đem những đồ tượng phù hiệu này viết
lên giấy, trở thành kinh điển Đông Ba văn. Do bởi Đông Ba 东巴 (1) nắm vững loại văn tự này, cho nên gọi là Đông Ba văn 东巴文.
Theo sự phát triển của xã hội tộc Nạp Tây và ảnh hưởng qua lại của văn hoá các tộc, vào cuối đời Minh đầu đời Thanh, một số Đông Ba ở Lệ giang sáng tạo ra Cách Ba văn 格巴文. Cách Ba 格巴có nghĩa là em, Cách Ba văn tức sự cải tạo và phát triển đối với Đông Ba văn. Tộc Nạp Tây sáng tạo ra hai loại cổ văn tự này, đến nay vẫn còn sử dụng, trong lịch sử phát triển văn tự thế giới có thể gọi là kì tích. Đông Ba văn trước mắt là loại văn tự tượng hình duy nhất còn tồn tại trên thế giới, là “hoá thạch sống” của sự khởi nguyên và phát triển văn tự xã hội nhân loại.
Chú của người
dịch
1- Đông Ba 东巴: “Đông Ba” là cách xưng hô đối với những người thuộc thần chức tôn giáo truyền thống của tộc Nạp Tây, là phần tử trí thức cao cấp nhất của tộc Nạp Tây. Đa số họ đều biết ca, vũ, kinh, thư, sử, hoạ, y… là người truyền thừa chủ yếu của văn hoá Đông Ba.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 05/6/2023
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的 3000个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán 星汉