Dịch thuật: Hậu Tắc - Thuỷ tổ của người Chu

 

HẬU TẮC – THUỶ TỔ CỦA NGƯỜI CHU

          Thuỷ tổ của người Chu mà họ tế bái là Hậu Tắc 后稷. Trong truyền thuyết thời thượng cổ, mẫu thân của Hậu Tắc, phi tử của Đế Khốc 帝喾, tằng tôn của Hoàng Đế 黄帝, là bà Khương Nguyên 姜嫄con gái họ Hữu Thai 有邰. Theo truyền thuyết, bà Khương Nguyên khi ở ngoài đồng đã giẫm lên dấu chân của người khổng lồ mà có thai sinh ra Hậu Tắc. Truyền thuyết này, đại khái là sự phản ánh tình hình xã hội mẫu hệ thị tộc tảo kì của xã hội nguyên thuỷ.

          Bà Khương Nguyên muốn vứt bỏ đứa bé đó. Đã từng trước sau đem đứa bé vứt vào những nơi hiểm ác như nơi rừng sâu, trên băng giá … nhưng đứa bé vẫn bình an vô sự. Lúc bấy giờ, Khương Nguyên ý thức được điều mà gọi là “thiên ý” 天意, cho rằng đứa bé này là “thần đồng” 神童 (đứa bé thần), bèn quyết định nuôi dưỡng thành người. Nhân vì có quá trình bị vứt bỏ, nên đặt tên cho đứa bé là “Khí” .

          Ông Khí bắt đầu từ khi sinh ra đã phải  chịu gian nan, sau khi trưởng thành rất yêu quý việc cày bừa nông canh. Lại thêm mẫu thân đem hết tâm trí dạy dỗ, khiến ông Khí dưới sự giáo dục về việc nông đã có kĩ năng hơn người, đặc biệt sở trường về lúa mạch và lúa tắc. Theo truyền thuyết vào thời Đế Nghiêu 帝尧, ông Khí đảm nhận chức Nông sư 农师, chủ quản nông nghiệp quốc gia. Nhân vì thành tích trác việt, vào thời Đế Thuấn 帝舜ông được phong ở đất Thai (Vũ Công 武功Thiểm Tây 陕西), lấy tính (họ) là Cơ Thị 姬氏, hiệu là “Hậu Tắc” 后稷 (“Hậu” có nghĩa là “đại” , “Tắc” là một loại lúa), có lẽ là quan hiệu của của Nông quan. Rõ ràng, ông Khí trong truyền thuyết vượt qua hai đời là Nghiêu và Thuấn, rất khó nói độ tin cậy được bao nhiêu, nhưng cũng đã phản ánh nông nghiệp đã chiếm được địa vị trong sự phát triển của xã hội.

                                                           Huỳnh Chương Hưng

                                                            Quy Nhơn 25/6/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC THÔNG SỬ

中国通史

(quyển 1)

Biên soạn: Thiệu Sĩ Mai 邵士梅

                  Tưởng Tiểu Ba 蒋筱波

Tam Xuân xuất bản xã, 2008

Previous Post Next Post