Dịch thuật: Hậu khởi tự và hậu khởi từ

 

HẬU KHỞI TỰ VÀ HẬU KHỞI TỪ 

          Hậu khởi tự 后起字 và hậu khởi từ 后起词có mấy tình huống như sau:

1- Tự là hậu khởi, từ cũng là hậu khởi.

          Cả hai là đồng bộ. tự dùng để biểu thị từ. Thông thường, từ biến hoá rất nhanh, Hán tự điều chỉnh thích đáng là được, không cần phải tăng thêm từ mới, còn tăng thêm từ mới thì hơn một nửa là từ ngoại lai tạo thành, như tháp , ma , tố , thẩm .

2- Tự là hậu khởi, từ là cũ, xưa đã có.

          Đây là sự điều chỉnh của hệ thống nội bộ chữ Hán, như “phu” , đây là phương pháp phồn diễn ở đời sau biểu thị trứng của loài chim, thời cổ viết là . Và như “yển” ở “Đô Giang yển” 都江堰, thời Chiến Quốc viết là … (1). Và như chữ “cá” có mấy cách viết là 个箇個. là sớm nhất, là muộn nhất, còn trong sách vở văn hiến thì đa phần dùng . Đây có liên quan đến sự phát triển của lượng từ. Có thể tham khảo “Vương Lực ngữ ngôn học từ điển” 王力语言学词典, trang 382.

3- Tự là cổ xưa, từ là mới.

          Như chữ “ca” , trong Thuyết văn giải tự 说文解字 chỉ “thanh dã” 声也 (tiếng). Đoàn Ngọc Tài 段玉裁 chú rằng:

Thử nghĩa vị kiến dụng. Kim hô huynh vi “ca”

此义未见用, 今呼兄为哥

(Nghĩa này chưa thấy dùng. Nay gọi anh là “ca”)

          Việc này rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử từ vựng.

Chú của người dịch

1- Chữ “yển” ở đây gồm bộ “phụ” bên trái và chữ “ yên” bên phải.

                                                              Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 08/6/2023

Nguồn

HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM

汉语汉字文化常谈

Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢

Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti

Trung Quốc – Bắc kinh 2015

Previous Post Next Post