“DƯ” BAN ĐẦU LÀ LƯƠNG THỰC TỒN DƯ TRONG NHÀ
Nếu như bạn thích đọc những sách của các tác gia trước thời Dân Quốc, bạn
sẽ phát hiện phần nhiều họ sử dụng cữ “dư” 余 làm nhân xưng
ngôi thứ nhất. Đương nhiên, những bài viết loại đó vẫn chưa thoát khỏi thể văn
ngôn văn.
Không cần
phải giải thích kĩ, bạn sẽ biết, chữ “dư” 余 là nhân xưng
ngôi thứ nhất trong văn ngôn văn, nhân xưng ngôi thứ nhất rất ít dùng chữ
“ngã”.
Về văn
ngôn, đương nhiên cần thể hiện “văn” 文. Nhưng, chữ “văn” 文 này,
khiến người hiện tại khi xem sách cổ thường bị chữ “dư” 余làm cho chòng mặt.
Chữ
“dư” 余 có ý
nghĩa như thế nào? Theo cách giải thích trong Tân Hoa tự điển 新华字典, thứ còn thừa lại, thứ xuất ra nhiều, mới là “dư” 余. Lẽ nào “ngã” 我
(đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất) lại là thứ còn thừa lại, thứ xuất ra nhiều?
Kì thực,
chữ “dư” 余 lúc
ban đầu không phải mang nghĩa đó. Có lẽ bạn không nghĩ đến, chữ “dư” 余 mà
chúng ta nhìn thấy trong giáp cốt văn, ý nghĩa biểu hiện lúc ban đầu là gian
phòng, gian phòng này là một gian nhà lợp cỏ mái tròn đỉnh nhọn với một trụ cột
và không có tường.
Gian
nhà cỏ này kì thực phải gọi là “lều”, nó có mái hình tròn nhọn ở đỉnh, bốn bên
không có tường, ở chính giữ chỉ có một cột trụ. Cho nên khảo cổ học gia cho rằng,
đó không phải là phòng dành cho người cư trú.
Dùng nó
để làm gì? Nó chỉ có thể để nông cụ, tạp vật, và cả lương thực trong nhất thời
ăn không hết, có thể nói, là căn lều mang tính chất của một cái kho.
Trong
kim văn sau này, lại nhấn mạnh tầng ý nghĩa này, ở hai bên trụ cho thêm hai cây
chống, lại còn thêm cây xà ngang ở trên, hình thành tổ hợp “nhị tiểu” 二小 ở nửa
phần dưới của chữ “dư” 余sau này.
Ngoài
ra, lại còn thêm cho chữ “dư” 余 thiên bàng “thực” 食,
tức chữ phồn thể. Nghĩa của chữ là “thặng” 剩 “thặng dư” 剩余 “nhàn
trí” 闲置 “phú dư” 富余, tức là cách giải
thích trong Tân Hoa tự điển 新华字典.
Chữ
“dư” 余 được
giả tá là nhân xưng ngôi thứ nhất, sớm nhất là chuyển dùng cho quân vương. Từ
cuối đời Thương cho đến hậu kì thời Chiến Quốc, quân vương thường lấy “dư” 余 để tự
xưng, sau này bộ phận quý tộc đại phu và văn nhân cũng thường dùng “dư” 余 để tự
xưng.
Ví dụ
như trong Li tao 离骚 của Khuất Nguyên 屈原:
Hoàng lãm quỷ dư sơ độ hề
Triệu tích dư dĩ gia danh
Danh dư viết Chính Tắc hề
Tự dư viết Linh Quân
皇览揆余初度兮
肇锡余以嘉名
名余曰正则兮
字余曰灵圴
(Phụ thân suy tính kĩ lưỡng ngày sinh của tôi
Đã đặt cho tôi một mĩ danh tương ứng
Đặt tên tôi là Chính Tắc
Đặt tên tự tôi là Linh Quân)
“Dư” 余 ở
đây chính là “ngã” 我.
Toàn
bài Li tao 离骚 có 373 câu, 2490 chữ, đã dùng 53 chữ “dư” 余. Có thể thấy, văn nhân lúc bấy giờ khi viết, thích
dùng chữ “dư” 余 thay
cho chữ “ngã” 我.
Khi viết
văn, truyền thống lấy “dư” 余 làm nhân xưng ngôi thứ nhất kéo dài cho đến thời cận đại,
một số văn nhân mặc khách vẫn dùng “dư” 余
để tự xưng.
Trong
văn hiến thời Tiên Tần, chữ “dư” 余 làm nhân xưng ngôi thứ nhất dùng tương đối nhiều. Kì
thực, chữ này sớm vào thời Tiên Tần đã bị “biên duyên hoá” 边缘化. Chữ “dư” 余 sau này chỉ xuất hiện trong sách vở, còn trong khẩu ngữ
thường ngày của mọi người đã dần bị đào thải.
“Dư lai dã” 余来也, nếu bạn nói như thế với người hiện tại, người ta sẽ cho bạn là người bán cá.
Chú của người
dịch
1- Biên duyên
hoá 边缘化: Đây là một cách nói tương đối trừu tượng, chỉ sự chuyển dời, biến hoá
theo hướng ngược lại với sự phát triển chủ lưu của người hoặc sự vật. Sự chuyển
dời biến hoá này phi trung tâm, phi chủ lưu, hoặc có thể nói bị chủ lưu bài
xích, không dung nạp. Nói một cách đơn giản, chính là từ trung tâm và chủ lưu dần
bị bài trừ mà đi đến hướng phi trung tâm, phi chủ lưu.
2- Dư lai dã 余来也: theo mặt chữ có nghĩa là “Tôi đến đây”, nhưng nghe rất dễ nhầm là “cá đến đây”, bởi chữ “dư” 余 (tôi) và chữ “ngư” 鱼 (cá) âm đọc giống nhau, đều bính âm là “yú”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 16/6/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ
中国人的称呼
Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达
Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方
Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022