DÁN MÔN THẦN
Tiền thân của Môn thần 门神 là “đào phù” 桃符, còn gọi là “đào bản”
桃版. Người xưa cho rằng gỗ đào là “ngũ mộc chi tinh”, có
thể khắc chế được bách quỷ. Truyền thuyết về Môn thần là Thần Đồ 神荼và Uất Luỹ 郁垒, hai vị có thể bắt
được quỷ.
Theo
ghi chép trong Hán thư – Quảng Xuyên
Vương truyện 汉书 - 广川王传của Ban Cố 班固: Trên điện môn của
Quảng Xuyên Vương 广川王 từng
vẽ hoạ tượng dũng sĩ Thành Khánh 成庆với áo ngắn, khố lớn
và kiếm dài. Đến đời Đường, vị trí của Môn thần đã được Tần Thúc Bảo 秦叔宝 và Uý Trì Kính Đức 尉迟敬德 thay thế.
Theo
truyền thuyết, trong sự biến Huyền Vũ Môn 玄武门,
Đường Thái Tông Lí Thế Dân 唐太宗李世民 đã giết chết anh trai em trai của mình, trong lòng
luôn nghi thần nghi quỷ, cả đêm không thể nào an giấc. Để tiêu trừ nỗi lo sợ
trong lòng của Lí Thế Dân, Tần Thúc Bảo và Uý Trì Kính Đức đã mặc khôi giáp,
liên tục mấy đêm đứng canh giữ nơi ngoài cung môn. Lí Thế Dân trong lòng được
bình an, yên tâm ngủ.
Việc
này khiến Lí Thế Dân rất hài lòng, ca ngợi Tần Thúc Bảo và Uý Trì Kính Đức, nói
rằng:
- Hai vị tướng quân này quả thực là Môn thần!
Sau đó, lại tìm một vị hoạ sư vẽ hình tượng của họ, đồng thời đem hình tượng đó treo bên trái bên phải của cung môn. Thế là tập tục này bắt đầu lưu truyền rộng rãi đến dân gian.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 17/6/2023
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 30000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的3000个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán