“CHIẾN QUỐC SÁCH”
TỔNG HỢP SÁCH MƯU NGÔN LUẬN THỜI TIÊN TẦN
(tiếp theo)
Trường vu
thuyết sự, thiện vu tả nhân 长于说事, 善于写人
Văn
chương “Chiến quốc sách” 战国色 sở trường về thuyết sự, ví dụ như Tô Tần 苏秦, bắt đầu du thuyết nước Tần liên hoành nhưng thất bại:
Hình dung khô cảo, diện mục lê hắc, trạng hữu quý sắc, quy chí gia, thê
bất há nhâm, tẩu bất vị xuy, phụ mẫu bất dữ ngôn.
形容枯槁, 面目黧黑, 状有愧色.归至家, 妻不下紝, 嫂不为炊, 父母不与言.
(Hình dung tiều tuỵ, mặt mày
đen đúa, có sắc hổ thẹn, về đến nhà, vợ không buông thoi dệt, chị dâu không nấu
cơm cho ăn, cha mẹ không cùng nói chuyện)
Về sau, ông du thuyết nước Triệu
hợp tung thành công:
Phụ mẫu văn chi, thanh cung trừ đạo, trương nhạc thiết ẩm, giao nghinh
tam thập lí. Thê trắc mục nhi thị, khuynh nhĩ nhi thính, tẩu xà hình bồ bặc, tứ
bái tự quỵ nhi tạ.
父母闻之, 清宫除道, 张乐设饮, 郊迎三十里. 妻侧目而视, 倾耳而听, 嫂蛇形匍匐, 四拜自跪而谢.
(Cha mẹ nghe tin, dọn nhà quét
sân, bày nhạc đặt tiệc, ra xa ba chục dặm để đón tiếp. Vợ chỉ dám liếc mà nhìn,
nghiêng tai mà nghe, chị dâu bò như rắn, bái bốn bái tự quỳ xuống tạ tội)
Tô Tần hỏi rằng:
- Tẩu hà tiền cứ nhi hậu ti dã?
-
嫂何前倨而后卑也?
(Chị sao trước đây cao ngạo mà
nay thấp kém thế?)
Chị dâu nói rằng:
- Dĩ Quý Tử chi vị tôn nhi đa kim dã.
-
以季子之位尊而多金也
(Chỉ vì Quý Tử chức vị tôn quý
lại có nhiều vàng bạc)
Tô Tần nói:
- Ta hồ! Bần cùng tắc bất mẫu tử, phú quý tắc thân thích uý cụ, nhân sinh
thế thượng, thế vị phú cao, cái khả hốt hồ tai!
- 嗟乎!
贫穷则不母子, 富贵则亲戚畏惧, 人生世上, 势位富贵, 盖可忽乎哉!
(Than ôi! Lúc nghèo hèn thì chẳng
có mẹ con gì, khi giàu sang bà con lại sợ sệt, người sồng trên đời, quyền thế địa vị
to lớn, há có thể coi thường!)
Chỉ với mấy lời, đã biểu hiện
được sự đãi ngộ khác nhau của Tô Tần lúc trước và sau khi đắc thế, có thể nói tự
thuật vô cùng sinh động.
Ngoài ra, “Chiến quốc sách”
miêu tả hình tượng nhân vật cực kì sống động, vả lại giỏi về việc vận dụng ví dụ
một cách khéo léo sinh động, thông qua câu chuyện ngụ ngôn thú vị, tăng cường
tính hấp dẫn của văn chương. Toàn sách đối với các nhân vật thuộc mọi giai tầng
trong xa hội thời Chiến Quốc đều có sự miêu tả rõ ràng sống động, nhất là một
loạt hình tượng “sĩ” 士, càng miêu tả sống động
như thật. Kẻ sĩ tung hoành như Tô Tần 苏秦, Trương Nghi 张仪, kẻ sĩ dũng mãnh cương nghị như Nhiếp Chính 聂政, Kinh Kha 荆轲; kẻ sĩ khí tiết cao
thượng như Lỗ Xúc Liên 鲁促连, Nhan Xúc 颜斶 … đều có cá tính rõ ràng, mang ý nghĩa điển hình nhất
định. Do bởi tác giả đối với những nhân vật này, trong lòng ngưỡng mộ đã lâu,
thậm chí không tiếc thoát li sự thực lịch sử, lấy hư cấu và tưởng tượng tiến
hành miêu tả mang tính văn học. Như “Tề sách nhất” 齐策一
Trâu Kị 邹忌phúng thích Tề Vương nhằm mong Tề Vương tiếp nhận lời
can gián, miêu tả Trâu Kị khi thấy Từ Công 徐公:
Thục thị chi, tự dĩ vi bất như, khuy kính nhi tự thị, hựu phất như viễn
thậm.
孰视之, 自以为不如, 窥镜而自视, 又弗如远甚.
(Ai nhìn thấy ông ta, cũng đều
tự cho mình không bằng ông ấy, tự mình soi kính, lại thấy mình càng kém xa hơn
nữa.)
Không chỉ biểu hiện hoạt động nội tâm của Trâu Kị mà còn liên quan đến quá trình hoạt động tâm lí, tiếp cận sự miêu tả tâm lí nhân vật, làm rõ sự tưởng tượng của tác giả. Khoa trương hư cấu là không hợp với yêu cầu khi viết về lịch sử, nhưng lại khiến cho sự miêu tả thêm hoàn chỉnh sinh động, có lợi cho việc tạo hình tượng nhân vật rõ ràng.
Trực chỉ
nhân tâm đích biện bác tranh luận 直指人心的辩驳争论
Lúc động
loạn ở thời Chiến Quốc, để cho kẻ nắm quyền tiếp thụ chủ trương chính trị và
sách lược của mình, họ dùng hết mọi cách: hoặc suy đoán tâm lí, nắm bắt nhược
điểm, dùng lí để thu phục người, hoặc lấy tình để cảm động lòng người, vận dụng
ví dụ, đánh động nhân tâm; hoặc dẫn kinh cứ điển, xiển thuật đạo lí; hoặc vận dụng
câu chuyện ngụ ngôn và những câu chuyện nghe được, tăng cường sức thuyết phục của
biện từ. Các loại kế mưu và kĩ xảo biện luận khôn khéo mà trong Chiến quốc sách
đã có truyền lại đến ngày nay, cũng đã hình thành văn phong biện lệ hoành tứ của
“Chiến quốc sách”, luận thuyết hùng biện, phúng thích sắc bén, sự hài hước mang
ý vị sâu xa, đã trở thành tiêu chí có một trình độ mới trong việc vận dụng ngôn
ngữ của tản văn thời Tiên Tần.
Như Nguỵ
Vương muốn xuất binh công phạt đô thành Hàm Đan 邯郸 của nước Triệu,
Quý Lương 季梁 khuyên rằng:
Hôm nay
lúc thần trở về , tại núi Thái Hàng 太行gặp một người đang
cưỡi ngựa đi về phương bắc. Ông ấy nói với thần rằng: ‘Ta muốn đến nước Sở.’ Thần
nói: ‘Ông muốn đến nước Sở, sao lại đi về phương Bắc?’ Ông ta đáp rằng: ‘Ngựa
ta chạy giỏi’ Thần nói: ‘Cho dù ngựa của ông có giỏi cách nào đi nữa, thì đó vẫn
không phải là đường đi đến nước Sở.’ Ông ta nói rằng: ‘Ta có lộ phí nhiều.’ Thần
nói: “Cho dù lộ phí của ông có nhiều thế nào đi chăng nữa, đó cũng không phải
là đường đi đến nước Sở.’ Ông ta lại nói: ‘Ta có người đánh xe giỏi.’ Những điều
kiện đó có càng tốt, thì việc cách nước Sở lại càng xa thêm. Như nay đại vương
muốn thành tựu nghiệp bá, mà lại dựa vào sự lớn mạnh của nước Nguỵ, sự tinh nhuệ
của quân đội, đi đánh Hàm Đan, làm cho đất đai được mở rộng, danh phận được tôn
quý, đại vương hành động như thế càng nhiều thì việc kiến lập vương nghiệp lại
càng cách xa. Đây chính là xuất xứ của thành ngữ “
Ngôn ngữ của “Chiến quốc sách” không chỉ hình tượng sinh động, mà còn ngụ ý sây xa, người đọc cảm thấy nhiều dư vị, có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nhiều ngụ ngôn và ví dụ trong đó sau này trở thành điển cố nổi tiếng, như “Hoạ xà thiêm túc” 画蛇添足 (vẽ rắn thêm chân), “Hồ giả hổ uy” 狐假虎威 (cáo mượn oai hùm), “Kinh cung chi điểu” 惊弓之鸟 (chim sợ cành cong), “Bạng duật tương tranh” 鹬蚌相争 (cò trai tranh nhau) … cả ngàn năm nay luôn được mọi người dẫn dụng. (hết)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/6/2023
Nguyên tác Trung văn
TIÊN TẦN SÁCH MƯU NGÔN LUẬN TỔNG HỐI
“CHIẾN QUỐC
SÁCH”
先秦策谋言论总汇
“战国策”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản
2019