好事近
九夏映山紅
遠照斜陽反復
山上又開躑躅
億萬千枝綠
幽愁日夜嘯子規
長使心憂鬱
清夜鵑啼一曲
杜宇杜鵑蜀
HẢO SỰ CẬN
Cửu hạ ánh sơn hồng
Viễn chiếu tà
dương phản phục
Sơn thượng hựu
khai Trịch trục
Ức vạn thiên chi lục
U sầu nhật dạ khiếu
Tử quy
Trường sử tâm ưu uất
Thanh dạ quyên đề
nhất khúc
Đỗ Vũ Đỗ quyên Thục
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 30/5/2023
Hoa Đỗ quyên có nhiều biệt danh, đời Đường có 5 tên gọi như Sơn thạch
lựu 山石榴,
Sơn lựu 山榴, Sơn trịch trục 山踯躅, Trịch trục 踯躅, Hồng trịch trục 红踯躅. Từ thời Tống trở đi còn có các tên như Ánh sơn hồng
映山红, Thạch nham 石岩,
Truyền
thuyết kể rằng ngày xưa ở nước Thục có một vị vua tên là Đỗ Vũ 杜宇 rất yêu thương hoàng hậu. Sau vua bị gian thần
hãm hại chết oan ức hồn hoá thành chim Đỗ quyên, hàng ngày cất lên những
tiếng kêu ai oán trong vườn hoa của hoàng hậu. Nước mắt rơi xuống
là từng giọt máu tươi, nhuốm đỏ các cánh hoa xinh đẹp, cho nên người đời sau gọi đó là
hoa Đỗ
quyên.
Hoàng
hậu nghe được tiếng kêu ai oán của chim Đỗ quyên, thấy được máu tươi rỏ
xuống mới biết đó là linh hồn của chồng mình hoá thành. Do quá đau buồn, ngày
đêm gào lên: “tử quy, tử quy” nên cuối cùng cũng qua đời, linh hồn của bà hoá thành
loài hoa Đỗ
quyên đỏ như lửa nở đầy khắp núi đồi. Hoa Đỗ quyên cùng chim Đỗ quyên luôn gần nhau cho nên
hoa Đỗ
quyên cũng còn được gọi là Ánh sơn hồng. Đây chính
là điển cố “Đỗ quyên đề huyết” 杜鵑啼血 (Đỗ quyên kêu rỏ máu), “Tử quy ai minh” 子規哀鳴 (chim Tử quy kêu ai oán). Lí Bạch
ở bài Tuyên Thành kiến Đỗ quyên hoa 宣城見杜鵑花 (có thuyết cho là của Đỗ Phủ) viết rằng:
Thục quốc tằng văn Tử quy điểu,
Tuyên thành hoàn kiến Đỗ quyên hoa
Nhất khiếu nhất hồi
trường nhất đoạn
Tam xuân tam nguyệt
ức Tam Ba
蜀国曾闻子规鸟
宣城还见杜鹃花
一嘯一回腸一斷
三春三月憶三巴
(Nơi nước
Thục từng nghe tiếng chim Tử quy,
Nay ở Tuyên thành lại thấy hoa Đỗ quyên
Nghe chim kêu từng tiếng mà đứt
từng đoạn ruột
Ba xuân ba tháng nhớ mãi đến Tam
Ba)
Tam Ba tức Ba quận 巴郡, Ba Đông 巴東, Ba Tây 巴西, chỉ nước Thục, nay là Tứ
Xuyên.