Ý NGHĨA VÀ LAI LỊCH CỦA “MÔN ĐƯƠNG HỘ ĐỐI”
Thành
ngữ “Môn đương hộ đối” 门当户对 khiến người ta liên tưởng đến sự kiện hôn nhân của đôi
thanh niên nam nữ. Thành ngữ “môn đương hộ đối” từ đâu mà đến?
“Môn
đương hộ đối” khởi nguồn sớm nhất là vào thời Tây Chu. Quý tộc đương thời để bảo
trì sự thuần chính về huyết thống đã hạn chế sĩ tộc thông hôn với thứ nhân.
Tại sao
chúng ta dùng “môn đương hộ đối” để hình dung nam nữ kết nhân duyên? nguyên
nhân sâu xa trong đó như thế nào? Kì thực, môn đương hộ đối lúc ban đầu là hai
bộ phận trang sức trọng yếu trong kiến trúc cửa lớn thời cổ, đáng tiếc hiện nay
bảo tồn không còn nhiều.
Thành
ngữ này vốn không có quan hệ gì với việc kết hôn, mà là liên quan tới việc xây
dựng nhà cửa thời cổ. “Môn đương” 门当 và “hộ đối” 户对lúc ban đầu chỉ hai
bộ phận tổ thành trọng yếu trong kiến trúc cửa lớn thời cổ, có thể thấy, chúng
là vật trang sức kiến trúc. Cũng có thể xem là vật tượng trưng cho thân phận của
gia chủ. Chính vì như thế, sau này mới dần diễn hoá thành “môn đương hộ đối” mà
chúng ta thường nói.
“Môn
đương” 门当 nguyên
vốn chỉ một cặp đôn đá hình dẹt hoặc trống đá đặt hai bên trái phải của cửa lớn
(dùng trống đá tức “thạch cổ” 石鼓là nhân vì tiếng rống
vang to uy nghiêm, nghe như tiếng sấm, người ta cho rằng nó có thể tị tà tránh
quỷ). Về sau “môn đương” dần diễn hoá thành vật trang sức đại loại như cặp sư tử
ngày nay. Nhân vì tiếng trống uy nghiêm nên người xưa dùng trống đá thay “môn
đương”. “Môn đương” phân ra có loại hình tròn và loại hình vuông.
Trước cửa đã có “môn đương” 门当tất phải có “hộ đối” 户对,
đó là nguyên lí mĩ học hài hoà trong kiến trúc học. “Hộ đối” là như thế nào”? Hộ
đối ngày nay có thể lí giải là kết cấu và cách thức của một gia đình, cũng
chính là thế giới quan và giá trị quan của một gia đình. Như vào thời cổ, hộ đối
của nhà quan văn là hình tròn, hộ đối của nhà quan võ là hình vuông, trên hộ đối
có chạm khắc đồ án đại biểu cho thân phận của chủ nhân.
Hộ đối chỉ khối gỗ hình trụ có
chạm khắc hoặc miếng ngói có chạm khắc được đặt trên mi cửa hoặc hai bên mi cửa.
Do bởi khúc gỗ hoặc miếng ngói có chạm khắc này ở trên cửa, vả lại thành cặp,
có nhà 1 cặp 2 chiếc, có nhà 2 cặp 4 chiếc, cho nên gọi là “hộ đối” 户对. Hộ đối lớn nhỏ cùng với phẩm quan lớn nhỏ trở thành
chính phẩm, hình tròn là quan văn, hình vuông là quan võ, hộ đối càng nhiều nói
rõ phẩm quan càng cao.
Hộ đối dùng gỗ để làm đặt trên
mi cửa, nhìn chung có hình trụ, mối chiếc dài khoảng 1 xích, song song với mặt
đất, thẳng với mi cửa. Nếu dùng ngói để làm thì đặt ở hai bên mi cửa, đồ án bên
trên đa phần chạm khắc thuỵ thú trân cầm làm chủ đề. Tuỳ theo sự phát triển
nhanh chóng trong việc kiến thiết ở các thành phố, nhà cổ hiện nay ngày càng
ít, mọi người đối với việc nhận thức”môn đương hộ đối” cũng dần dừng lại ở chỗ
khái niệm trừu tượng, có khả năng dần mất đi lai lịch của nó.
“Môn đương hộ đối” làm sao trở
thành thành ngữ hình dung việc kết hôn?
Khi chúng ta đánh giá việc hôn
nhân của một người nào đó, thường dùng đến thành ngữ “môn đương hộ đối” này, ý
chỉ hai bên nam nữ bất luận là từ điều kiện kinh tế, địa vị xã hội, hay là từ bề
ngoài, xuất thân gia đình, về đại thể đều tương đương nhau, thích hợp để thành
thân.
Môn đương và hộ đối thường chạm
khắc đồ án thích hợp với thân phận của chủ nhân, hơn nữa môn đương lớn nhỏ, hộ
đối nhiều ít lại là tiêu chí gia tài và uy thế lớn nhỏ của chủ nhân phủ đệ, cho
nên môn đương và hộ đối ngoài tác dụng trấn trạch ra, còn là tiêu chí trọng yếu
về gia cảnh, địa vị, thân phận của chủ nhân phủ đệ.
Theo truyền thuyết, người thời
cổ trước khi quyết định gả con gái, thường sai người ngầm quan sát “môn đương”
và “hộ đối” của đối phương, cho nên “môn đương hộ đối” trở thành một tiêu chuẩn
về điều kiện để cân nhắc việc hôn nhân, và trở thành câu thường dùng.
Thế thì, một nguyên tắc mĩ học
khi xây nhà vì sao lại biến thành một thành ngữ chỉ điều kiện cân nhắc việc hôn
nhân nam nữ của người Trung Quốc? Bời vì người Trung Quốc về trình độ lớn nhất
của việc kết hôn và nhà cửa có liên quan, thời cổ đã như thế, ngày nay cũng như
thế. Nếu không thì tại sao chàng trai không có nhà, mẹ vợ sẽ không chịu gả con
gái; nếu không thì tại sao sau khi sửa đổi luật hôn nhân, bên nam mua nhà nếu
không có bên nữ cùng đứng tên, thì người ta sẽ không bằng lòng. Thời cổ chú trọng
việc hôn nhân nam nữ “môn đương hộ đối” là để bảo vệ sự an toàn và ổn định của
gia đình, là cách tốt để điều tiết xã hội.
Tài lực bên nhà gái tương
đương với nhà trai, nếu nhà trai khinh thường nhà gái, anh em nhà gái có thể kiện
để lấy công bằng. Nhà gái cũng không được ngang ngược tàn ác, không khinh anh
chồng nghèo, tránh được sự kiện mang tính ác là dồn anh chàng nghèo đi đến chỗ
giết cả nhà gái.
Tóm lại, “môn đương hộ đối” thời cổ và “môn đương hộ đối” ngày nay rõ ràng có sự khu biệt. Trong việc kết hôn, người xưa chú trọng “phụ mẫu chi mệnh, môi chước chi ngôn” 父母之命, 媒妁之言 (việc hôn nhân do cha mẹ làm chủ, thông qua sự giới thiệu của người làm mai), việc kết hôn không phải là mối quan hệ yêu thương giữa đôi nam nữ. mà là đặt trên cơ sở địa vị xã hội của hai nhà, nhất là xã hội thượng tầng, trong hôn nhân ngầm chứa nhiều nhân tố chính trị.
Phụ lục:
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/5/2023
Nguồn