VĂN CHƯƠNG TRI KỈ CHUYỆN TRÒ CHIẾU TÂM
(862)
Tri kỉ: Trong
Sử kí – Quản Án liệt truyện 史记 - 管晏列传 của
Tư Mã Thiên 司马迁 có
chép câu chuyện Quản Trọng 管仲 và Bảo Thúc Nha 鲍叔牙:
Quản Trọng管仲 tên Di Ngô 夷吾, người Dĩnh Thượng 颖上. Lúc trẻ giao du với Bảo Thúc Nha鲍叔牙, Bảo Thúc Nha biết Quản Trọng hiền minh, có tài năng.
Quản Trọng nhà nghèo, thường chiếm phần hơn với Bảo Thúc, nhưng Bảo Thúc trước
sau vẫn đối đãi tốt với Quản Trọng, không vì những việc đó mà có lời oán giận.
Chẳng bao lâu, Bảo Thúc thờ công tử Tiểu Bạch 小白 của nước Tề, Quản
Trọng thờ công tử Củ 纠. Đến khi Tiểu Bạch
lên ngôi tức Tề Hoàn Công 齐桓公, công tử Củ bị giết
chết, Quản Trọng bị tù. Thế là Bảo Thúc hướng đến Tề Hoàn Công tiến cử Quản Trọng.
Sau khi Quản Trọng được nhậm dụng chấp chính nước Tề, Tề Hoàn Công xưng Bá, lấy
thân phận Bá chủ, chín lần họp chư hầu, khiến thiên hạ quy về một mối, đó đều
là do trí mưu của Quản Trọng.
Quản Trọng
nói rằng:
Khi ta nghèo, đi buôn chung với Bảo Thúc, lúc phân chia tài lợi, ta
luôn lấy phần hơn, nhưng Bảo Thúc không cho ta là tham, vì biết ta nghèo. Ta
cùng mưu sự với Bảo Thúc, kết quả càng khiến Bảo Thúc thêm cùng khốn, nhưng Bảo
Thúc không cho ta là ngu, vì biết thời cơ có lợi và không có lợi. Ta thường nhiều
lần làm quan, nhiều lần bị miễn chức, nhưng Bảo Thúc không cho ta là bất tài,
biết ta chưa gặp được thời cơ. Ta nhiều lần đánh trận, nhiều lần bỏ chạy, nhưng
Bảo Thúc không cho ta là hèn nhát, biết ta còn có mẹ già. Công tử Củ thất bại,
Thiệu Hốt vì ta mà chết, ta bị giam trong lao chịu khuất nhục, nhưng Bảo Thúc
không cho ta là vô sỉ, biết ta không xấu hổ vì tiểu tiết mà xấu hổ vì công danh
chưa hiển đạt trong thiên hạ. Sinh ra ta là cha mẹ, biết ta là Bảo Thúc! (Sinh
ngã giả phụ mẫu, tri ngã giả Bảo Tử dã 生我者父母, 知我者鲍子也).
Bảo
Thúc sau khi tiến cử Quản Trọng, tình nguyện vị trí dưới Quản Trọng, con cháu của
ông nối đời hưởng bổng lộc của nước Tề, được phong ấp có đến mười mấy đời, đa số
là những đại phu nổi tiếng. Người trong tiên hạ không khen tài năng của Quản Trọng
mà lại khen Bảo Thúc biết nhận biết nhân tài.
https://zhidao.baidu.com/question/2121622589585789387.html
Từ câu nói của Quản Trọng, người ta dùng từ “tri kỉ” để chỉ một người nào đó hiểu mình.
Tình thế nghị
nghĩa giao du
Văn chương
tri kỉ chuyện trò chiếu tâm
(Nhị độ mai 861 - 862)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 03/5/2023