Dịch thuật: Thích Ca Mâu Ni: Phật . Như Lai . Thế Tôn

 

THÍCH CA MÂU NI

PHẬT . NHƯ LAI . THẾ TÔN

          “Như Lai Phật” 如来佛 mà dân gian thường gọi, tức Thích Ca Mâu Ni 释迦牟尼 – vị sáng lập ra Phật giáo. Niên đại sinh hoạt của Thích Ca Mâu Ni (khoảng năm 565 – năm 486 trước công nguyên) đồng thời với Khổng Tử 孔子(năm 551 – năm 479 trước công nguyên), hai vị thánh triết phương đông này đều nổi tiếng về tư tưởng bác đại tinh thâm. Riêng Thích Ca Mâu Ni được xem là vị sáng lập Phật giáo, sự tích cuộc đời của Ngài càng mang sắc thái lãng mạn truyền kì, sự thực lịch sử và truyền thuyết thần thoại hợp với nhau làm một.

Nay chúng tôi tạm lấy vầng hào quang trên đầu Phật Như Lai, xem bản lai diện mục con “người” của đức Thích Ca Mâu Ni.

          Thích Ca Mâu Ni 释迦牟尼 là dịch âm từ tiếng Phạn Sakyamuni, cũng dịch thành “Thích Ca Văn” 释迦文.

          “Thích Ca” 释迦 là danh xưng của bộ lạc, ý nghĩa là “năng” .

          “Mâu Ni” 牟尼 cũng có thể dịch là “văn” , ý nghĩa là “nhân” , “nhu” , “nhẫn” , “tịch” , “tịch mặc” 寂默

          Ý nghĩa của từ “Thích Ca Mâu Ni” 释迦牟尼 là “Năng nhân” 能仁, “Năng nhẫn” 能忍, “Năng nhu” 能儒, “Năng tịch” 能寂, hoặc giả là “Thích Ca tộc đích Thánh nhân” 释迦族的圣人 (Thánh nhân của tộc Thích Ca). “Thích Ca Mâu Ni” là tôn xưng, nguyên danh của Ngài là Tất Đạt Đa . Kiều Đáp Ma 悉达多 . 乔答摩.

          Kiều Đáp Ma 乔答摩, ngày trước dịch là Cù (Cồ) Đàm 瞿昙, là họ (tính ) của Ngài. Đối với vấn đề này, tiên sinh Quý Tiện Lâm 季羡林đề xuất một cách nhìn khác, Thích Ca Mâu Ni xuất thân từ họ Sát Đế Lợi Chủng 刹帝利种, còn Cù (Cồ) Đàm là danh xưng của thị tộc Bà La Môn 婆罗门, họ Cù (Cồ) Đàm này là từ “tiên nhân” 仙人 trong gia tộc mượn dùng. (1) Tất Đạt Đa 悉达多là tên của Ngài, ý nghĩa là “cát tài” 吉财. Ngài Huyền Trang 玄奘giải thích là “nhất thiết nghĩa thành” 一切义成, chính là mang ý nghĩa “nghĩa thành tựu giả” 义成就者. Tóm lại là người thập phần cát tường và có công đức.

          Thích Ca Mâu Ni 释迦牟牟尼 cũng thường được gọi là “Phật” , “Phật Đà” 佛陀, tục xưng của dân gian là “Phật gia” 佛爷. “Phật” là nói tắt của “Phật Đà” 佛陀. Phật Đà lại được dịch là Phù Đà” 浮陀, “Phù Đồ” 浮屠, “Phù Đồ” 浮图 … ý nghĩa là “giác” , “giác giả” 觉者, “tri giả” 知者者.

          “Giác” có 3 nghĩa:

          - Tự giác 自觉

          - Giác tha 觉他 (khiến chúng sanh giác ngộ)

          - Giác hạnh viên mãn 觉行圆满, đây là quả vị cao nhất trong việc tu hành Phật giáo.

          Theo cách nói của Phật giáo, chỉ có Phật (giác giả) mới có đủ 3 điều này. Bồ Tát 菩萨 khuyết điều cuối cùng; La Hán 罗汉khuyết 2 điều cuối, còn phàm phu tục tử cả 3 đều khuyết. Phật giáo đại thừa chiếm chỉ tất cả những vị giác hạnh viên mãn là Phật. Nhìn chung từ “Phật thuyết” 佛说trong kinh Phật cũng chỉ Ngài Thích Ca.

          Trong kinh Phật, còn dùng từ “Thế tôn” 世尊để chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật. Thế tôn 世尊, nguyên là từ tôn xưng các bậc trưởng giả của Bà La Môn giáo, Phật giáo dùng để tôn xưng Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni của Phật giáo có đủ chúng đa công đức, làm lợi ích cho thế gian, được thế gian tôn kinh, nên có tên gọi như thế. Trong Thám huyền kí 探玄记  quyển 9 có nói:

Dĩ Phật cụ tam đức lục nghĩa, vu thế độc tôn, cố danh Thế tôn.

以佛具三德六义, 于世独尊, 故名世尊

(Vì Phật có đủ ba đức sáu nghĩa, độc tôn trên đời, nên gọi là Thế tôn).

          Theo truyền thuyết Phật giáo, đức Thế tôn mới sinh ra, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, bước đi bảy bước, nhìn quanh bốn phương, nói rằng:

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn!

天上天下, 唯我独尊!

 (“Ngũ đăng hội nguyên” 五灯会元 quyển 15 “Vân môn chương” 云门章)

          Thích Ca Mâu Ni còn có từ xưng hô càng lưu hành hơn, đó là “Như Lai” 如来và “Như Lai Phật” 如来佛. “Như Lai” 如来là dịch ý từ tiếng Phạn Tathagata. “Như” còn gọi là “Như thực” 如实, tức điều mà gọi là “chân như” 真如, chỉ “chân lí tuyệt đối” mà đức Phật nói đến, chân tướng của sự vật, bản thể của vũ trụ vạn hữu. “Như Lai” 如来 tức chỉ Ngài nương theo “như thực chi đạo”  如实之道mà đến, khai thị chân lí. Trong Thành thực luận 成实论 quyển 1 có ghi:

Như Lai giả, thừa như thực đạo lai thành chánh giác, cố viết Như Lai.

如来者, 乘如实道来成正觉, 故曰如来.

(Như Lai nương theo đạo như thực đến mà thành chánh giác, cho nên gọi là Như Lai)

          Trong Hành tông kí 行宗记nói rằng:

          Chân Như bình đẳng, thể li hư vọng, cố viết Như thực. Thừa lí thử pháp xuất hiện lợi sanh, cố đắc thử hiệu.

          真如平等, 体离虚妄, 故曰如实. 乘履此法出现利生, 故得此号.

          (Chân Như bình đẳng, thể rời hư vọng, cho nên gọi là “Như thực”, Tuỳ cơ ứng biến theo pháp này, xuất hiện làm lợi cho chúng sanh, cho nên có danh hiệu đó)

          Trong Đại Nhật kinh sớ 大日经疏 quyển 1 có nói:

          Như chư Phật thừa như thực đạo lai thành chánh giác, kim Phật diệc như thị lai, cố danh Như Lai.

          如诸佛乘如实道来成正觉, 今佛亦如是来, 故名如来.

          (Như chư Phật nương theo đạo chân thực đến mà thành chánh giác, nay Phật cũng đến như thế, cho nên có danh hiệu là Như Lai)

          “Như Lai” 如来cũng là một trong Thập đại xưng hiệu của Thích Ca Mâu Ni. Thập đại xưng hiệu lần lượt là:

          - Như Lai 如来

          - Ứng Cúng 应供 (ứng hưởng thụ sự cúng dường từ người, trời)

          - Chánh biến tri 正遍知 (thấu rõ tất cả)

          - Minh hạnh túc 明行足 (biết ‘túc mệnh minh” 宿命明của quá khứ, biết ‘thiên nhãn minh’ 天眼明 của vị lai, được ‘lậu tận minh’ 漏尽明 đại giải thoát)

          - Thiện thệ 善逝 (thiện chung, nhập niết bàn)

          - Thế gian giải 世间解 (hiểu rõ tất cả ở thế gian)

          - Vô thượng sĩ 无上士 (chí cao vô thượng)

          - Điều ngự trượng phu 调御丈夫 (dùng lời mềm dẻo, lời khẩn thiết khiến người bước vào đường thiện)

          - Thiên nhân sư 天人师 (thầy của trời và người)

          - Thế tôn 世尊.

          Trong thập đại danh hiệu, thì “Như Lai” và “Thế Tôn” là thường dùng.

          “Như Lai” 如来 theo nghĩa hẹp chuyên chỉ Thích Ca 释迦. “Như Lai” 如来  theo nghĩa rộng chỉ tất cả chư Phật, Như A Di Đà Như Lai 阿弥陀如来, Dược Sư Như Lai 药师如来 v.v…

          Mật Tông gọi Thích Ca Mâu Ni là “Tì Lô Già Na Phật” 毗卢遮那佛, dịch ý tức “Đại Nhật Như Lai” 大日如来, “Tì Lô Già Na” 毗卢遮那tiếng Phạn là biệt danh của “nhật” , tức đem  Thích Ca Mâu Ni Phật sánh với mặt trời đỏ  không bao giờ lặn.

Chú của nguyên tác

1- “Thế giới tôn giáo nghiên cứu” 世界宗教研究 1982 niên, 2 kì “Luận Thích Ca Mâu Ni” 论释迦牟尼.

                                                                  Huỳnh Chương Hưng

                                                                  Quy Nhơn 12/5/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC PHẬT GIÁO CHƯ THẦN

中国佛教诸神

Tác giả: Mã Thư Điền 马书田

Đoàn kết xuất bản xã xuất bản, 1994

Previous Post Next Post