GIÁP CỐT VĂN CÓ PHẢI LÀ VĂN TỰ SỚM NHẤT
CỦA
TRUNG QUỐC
Giáp cốt
văn 甲骨文, cũng gọi là “Ân Khư văn tự” 殷墟文字. “Vương bát đảm” 王八担, “Ân khế” 殷契, là loại văn tự thời Ân Thương được khắc trên mai rùa
và xương thú. Gọi là giáp cốt là chỉ vỏ mai trên lưng và dưới bụng của rùa; thú
cốt chủ yếu chỉ xương bả vai của trâu. Thời Ân Thương, kẻ thống trị mê tín, thường
dùng những vật phẩm này tiến hành hoạt động bói toán, đồng thời đem kết qua ghi
lại trên đó. Cuối thế kỉ 19. giáp cốt văn được phát hiện với một số lượng lớn,
đến nay giáp cốt văn đã phát hiện đạt đến khoảng 15 vạn mảnh với hơn 4500 đơn tự,
trong đó đã được nhận biết là hơn 1500 chữ.
Giáp cốt
văn đa phần ghi chép tư liệu về các phương diện như thiên văn, khí tượng, lịch
pháp, địa lí, phương quốc, chinh phạt, hình ngục, nông nghiệp, súc mục … ở thời
Ân Thương. Từ đặc điểm của chúng mà nói, chủ yếu bao gồm các mặt dưới đây:
- Một
là dị thể tự tương đối nhiều, đặc biệt là một số chữ hội ý, người xưa chỉ cần được
thiên bàng phối hợp để biểu ý minh xác, nhân đó, một chữ trong Hán ngữ hiện đại
trong giáp cốt văn có thể có mấy cách viết.
- Hai
là nét bút của tự thể bất nhất, trong một số chữ tượng hình người xưa chỉ cần
miêu thuật được đặc trưng của sự vật, đối với nét bút, bút thuận không hề yêu cầu
nghiêm cách.
- Ba là
lấy phồn giản của vật thực quyết định sự lớn nhỏ của tự thể, có lúc một chữ có
thể chiếm vị trí của mấy chữ.
- Bốn
là nét bút tương đối nhỏ, nét bút vuông tương đối nhiều.
Giáp cốt
văn là văn tự sớm nhất có hệ thống tương đối hoàn chỉnh trong văn tự cổ đại được
phát hiện ở Trung Quốc, đã hoàn toàn có đủ nguyên lí cấu tự của lục thư, thế
thì nó có phải là văn tự sớm nhất của Trung Quốc không?
Để làm
rõ vấn đề này, đầu tiên phải xác định như thế nào là văn tự. Nhìn chung cho rằng,
văn tự là vật dẫn văn hoá, gọi là văn tự chính là đơn vị thư tả có công năng biểu
nghĩa nhất định. Tương truyền người sáng tạo văn tự của Trung Quốc là Thương Hiệt
仓颉, theo ghi chép trong Liệt Tử - Giải tế 列子 - 解蔽:
Hiếu thư giả chúng hĩ, nhi Thương Hiệt độc
truyền giả nhất dã.
好书者众矣, 而仓颉独传者壹也
(Người yêu thích văn tự thì
nhiều, nhưng danh tính được truyền lại chỉ có mỗi Thương Hiệt)
Trong Lã Thị Xuân Thu 吕氏春秋cũng có câu:
Hề Trọng tác xa, Thương Hiệt tác thư.
奚仲作车, 仓颉作书
(Hề Trọng làm ra xe, Thương Hiệt tạo ra chữ viết)
Thương
Hiệt là vị sử quan thời Hoàng Đế 黄帝, ước nguyện ban đầu
của việc tạo chữ là nhân vì phương pháp thắt nút dây và khắc vạch đương thời
không thể thoả mãn nhu cầu, một cách nói khác, sử thư mà cách thắt nút dây ghi
chép lúc cung cấp sự việc lên Hoàng Đế đã có sự sai nhầm. Nguyên nhân cụ thể
chúng ta không thể biết, nhưng có thể khẳng định vào thời đại đó đã có văn tự,
so với lịch sử giáp cốt văn thời Ân Thương còn sớm hơn nhiều. Nhìn từ khảo cổ,
trên những đồ gốm của văn hoá Long Sơn 龙山và
văn hoá Ngưỡng Thiều 仰韶đã xuất hiện phù hiệu
khắc vạch mang ý ý nghĩa văn tự, đây so với giáp cốt văn sớm hơn rất nhiều.
Từ Thương Hiệt tạo chữ thành công, trải qua giáp cốt văn, đại triện, tiểu triện, lệ thư, khải thư, thảo thư, tự thể đã diễn biến, cuối cùng hình thành nên Hán tự hiện nay, là thành tựu văn minh to lớn của 5000 năm Trung Hoa.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 03/5/2023
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013