Dịch thuật: Danh xưng "Chiêm Bà" cùng lịch sử giản lược (kì 4 - hết)

 

DANH XƯNG “CHIÊM BÀ” CÙNG LỊCH SỬ GIẢN LƯỢC

(kì 4 – hết)

          Những ghi chép trong bộ sách địa lí do triều Nguyễn Việt Nam biên soạn là Đại Nam nhất thống chí 大南一统志cũng có chứng minh. Năm 1471 đô thành Chiêm Bà bị tộc Kinh công hãm, cả một vùng đô thành sau bị người tộc Kinh đổi thành tỉnh Bình Định 平定. Đối với diên cách tỉnh Bình Định, trong Đại Nam nhất thống chí ghi chép như sau:

          An Nam Lê Hồng Đức nguyên niên (1470 niên) chinh Chiêm (Thành), khắc kì thành, thác địa chí Thạch Bi sơn (kim thuộc Phú Yên), phân vi Bồng Sơn, Phù Li, Tuy Viễn tam huyện, trí Hoài Nhơn phủ, lệ Quảng Nam thừa tuyên, nhiên tự Cù Mông dĩ nam (kim thuộc Phú Yên) thượng thuộc man lão, vị hạ kinh lí ….. (1)

          安南黎洪德元年 (1470 )征占 (), 克其城, 拓地至石碑山 (今属富安) 分为蓬山, 符离, 绥远三县, 置怀仁府, 隶广南承宣, 然自虬蒙以南 (今属富安) 尚属蛮獠, 未暇经理 ….. (1)

          (An Nam vào niên hiệu Hồng Đức nguyên niên của nhà Lê (1470) đánh Chiêm (Thành), thắng được thành, đã mở rộng đất đai đến núi Thạch Bi (nay thuộc Phú Yên), phân làm ba huyện là Bồng Sơn, Phù Li, Tuy Viễn, đặt phủ Hoài Nhơn, lệ vào Thừa tuyên Quảng Nam, nhưng từ Cù Mông trở vô nam (nay thuộc Phú Yên) vẫn thuộc của man lão, chưa có thời gian kinh lí…..)

          Tức người tộc Kinh sau khi chiếm lĩnh Phật Thệ 佛逝 (nay thuộc Bình Định), cùng với Chiêm Thành đại để lấy Cù Mông 虬蒙 (nay thuộc Phú Yên) là ranh giới. Đối với diên cách tỉnh Phú Yên, những ghi chép trong Đại Nam Nhất thống chí cũng như thế có thể chứng minh sự tồn tại của Chiêm Thành. Đại Nam nhất thống chí chép rằng:

          ….. Lê Thánh Tông Hồng Đức lục niên (1475 niên), chinh Chiêm (Thành), thác địa chí thử, dĩ Thạch Bi lĩnh vi giới, nhiên tự Cù Mông dĩ nam thượng thuộc man lão. Lê Hoằng Định thập nhị niên (1611 niên), Chiêm nhân xâm biên, mệnh Chủ sự Văn Phong thảo bình chi. (2)

          ….. 黎圣宗洪德六年 (1475), 征占 (), 拓地至此, 以石碑岭为界, 然自虬蒙以南, 尚属蛮獠. 黎弘定十二年 (1611) 占人侵边, 命主事文封讨平之. (2)

          (….. Năm Hồng Đức thứ 6 đời Lê Thánh Tông (năm 1475), đánh Chiêm (Thành), mở rộng đất đai đến đây, lấy đỉnh Thạch Bi làm ranh giới, nhưng từ Cù Mông trở vô nam vẫn thuộc của man lão. Năm Hoằng Định thứ 12 đời Lê Kính Tông (năm 1611), người Chiêm xâm lấn biên cương, triều đình mệnh cho Chủ sự là Văn Phong đánh dẹp)

          Đại Nam thực lục大南实录chép lần đó tộc Kinh với tộc Chiêm phát sinh chiến tranh biên giới, lần chiến tranh đó khiến Chiêm Bà lại mất đi đất thuộc tỉnh Phú Yên 富安. Trong Đại Nam thực lục大南实录lại chép:

          Lê Thịnh Đức nguyên niên (1653), (Chiêm Bà) quốc vương thẩm xâm Phú Yên, mệnh Cai cơ Hùng Lộc vi thống binh, Xá sai Minh Võ Vệ làm tham mưu lãnh binh tam thiên phạt chi. (3)

          黎盛德元年, (占婆) 国王侵富安, 命该奇雄禄为统兵, 舍差明武卫参谋领兵三千伐之. (3)

          (Năm Thịnh Đức nguyên niên (1653) nhà Lê, quốc vương (Chiêm Bà) quấy rối đất Phú Yên, mệnh cho Cai cơ Hùng Lộc làm Thống binh, Xá sai Minh Võ vệ tham mưu, lãnh 3000 binh đi thảo phạt)

          Căn cứ theo ghi chép của Đại Nam thực lục 大南实录, thông qua lần chiến tranh này, triều Hậu Lê lại cắt đi tỉnh Khánh Hoà 庆和của Chiêm Bà. Vương quốc tộc Kinh từ đó cùng với Chiêm Bà lấy sông Phan Lãng 潘朗 (tức sông Cam Ranh ngày nay) làm ranh giới, phía đông của sông thuộc triều Hầu Lê, “giang chi tây nhưng vi Chiêm Thành địa, sử tu chức cống” 江之西仍为占城地使修职贡 (phía tây của sông vẫn là đất Chiêm Thành, cho cống nạp) (4). Đến đây, lãnh thổ nguyên thuộc tiểu vương quốc Cổ Đát La 古笪罗 (Kauthara) của Chiêm Bà hoàn toàn quy về bản đồ vương triều tộc Kinh, Chiêm Thành chỉ còn lại một góc của vùng đất Tân Đồng Long 宾童龙.

          Đến năm Chính Hoà 正和thứ 12 triều Hậu Lê 后黎Việt Nam (năm 1691), triều Hậu Lê lại công phạt Chiêm Thành, chiếm lấy đất của quốc Vương Bà Tranh 婆争, đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành 顺城, đồng thời phái tướng lãnh triều Hậu Lê trấn thủ hai nơi là Phan Lí 潘里 (Phan Rí) và Phan Lãng 潘朗 (Phan Rang). Chiêm Thành lúc bấy giờ hoàn toàn là nước phiên thuộc của Việt Nam, Triều Hậu Lê muốn thực hiện rộng rãi chính sách “dĩ Chiêm chế Chiêm” 以占制占, tháng 8 năm đó, triều Hậu Lê tộc Kinh đổi Thuận Thành 顺城 thành phủ Bình Thuận 平顺 , lấy người Chiêm làm Đề đốc quản lí phủ này, cuối năm đó lại phong lãnh tụ người Chiêm làm phiên Vương trấn Thuận Thành, quân đội người tộc Kinh từ Chiêm Thành triệt xuất, nhưng yêu cầu Chiêm Thành “phủ tập binh dân, tuế thâu chức cống” 抚集兵民, 岁输职贡 (tập hợp vỗ yên binh dân, hàng năm nộp cống) (5), Cuối triều Hậu Lê, quân khởi nghĩa Tây Sơn 西山cùng với chính quyền họ Nguyễn tranh đoạt Thuận Thành, thủ lĩnh Chiêm Thành cũng bị hai bên lợi dụng. Hoàng đế Gia Long 嘉隆 triều Nguyễn (năm 1801 – năm 1820) sau khi lên ngôi, vẫn thực hiện rộng rãi chính sách “dĩ Chiêm nhân quản lí Chiêm nhân” 以占人管理占人. Đến năm Minh Mạng 明命thứ 13 (năm 1832), Minh Mạng đổi Thuận Thành 顺城 quy về tỉnh Bình Thuận 平顺, người Chiêm Thuận Thành nhập hộ tịch Việt Nam, đất Thuận Thành đổi làm phủ Ninh Thuận 宁顺, nhưng vẫn do thủ lĩnh tộc Chiêm quản lí. Năm Minh Mạng thứ 15 (năm 1834), triều Nguyễn lấy cớ thủ lĩnh tộc Chiêm Nguyễn Văn Thừa 阮文承ngầm thông với loạn đảng tộc Chiêm nên đã giết chết. Tỉnh Ninh Thuận chuyển quy về người tộc Kinh quản lí, trong “Đại Nam thực lục” 大南实录 gọi là “Chiêm Thành tự toại truyệt” 占城城祀遂绝(6), tức Chiêm Thành hoàn toàn diệt vong. Sử tịch triều Nguyễn “Đồ Bàn thành kí” 阇槃城记 nói rằng:

(Chiêm Thành) tự Khu Liên thuỷ chí Văn Thừa chung, hữu quốc phàm thiên lục bách niên. (7)

(占城) 自区连始至文承终, 有国凡千六百年. (7)

(Chiêm Thành) bắt đầu từ Khu Liên đến Văn Thừa thì chấm dứt, đất nước trải qua hơn một ngàn sáu trăm năm.)

Văn sử liệu Chiêm Bà do Pháp quốc viễn đông học viện 法国远东学院 thu thập lưu giữ - “Chiêm Bà Tân Đồng Long quốc biên niên sử” 占婆宾童(龙国编年史 (tiếng Chiêm là: Sakkarai Dak Rai Patao) (8) ghi chép giản lược các triều đại tại vị của nước Tân Đồng Long 宾童龙mãi đến khoảng thời gian năm 1832, trải qua sự nghiên cứu của Bồ Đạt Mã 蒲达玛, trong số đó có thể khảo được là có 7 vương triều, tổng cộng 32 vị quốc vương tại vị, đây cũng có thể làm tài liệu hỗ tương kiểm chứng  với những ghi chép của người Việt.   (hết)

Chú của nguyên tác

1- [Việt Nam] Nguyễn triều Cao Xuân Dục đẳng高春育等: “Đại Nam nhất thống chí” 大南一统志 quyển 9, Bình Định 平定, Nhật Bản Chiêu Hoà thập lục niên 日本昭和十六年 (1941) ảnh ấn Việt Nam khắc bản san bản, đệ 1071 – 1072 hiệt.

2- [Việt Nam] Nguyễn triều Cao Xuân Dục đẳng高春育等: “Đại Nam nhất thống chí” 大南一统志 quyển 10, Phú Yên 富安, Nhật Bản Chiêu Hoà thập lục niên 日本昭和十六年 (1941) ảnh ấn Việt Nam khắc bản san bản, đệ 1172 – 1732 hiệt.

3- [Việt Nam] Nguyễn triều quốc sử quán biên: “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập” 大南正编列传传初集, quyển 33, Chiêm Thành 占城, Nhật Bản Khánh Ưng nghĩa thục đại học 日本庆应义塾塾大学 ảnh ấn bản. 1961 – 1981 niên, đệ 1406 hiệt.

4- [Việt Nam] Nguyễn triều quốc sử quán biên: “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập” 大南正编列传传初集, quyển 33, Chiêm Thành 占城, Nhật Bản Khánh Ưng nghĩa thục đại học 日本庆应义塾塾大学 ảnh ấn bản. 1961 – 1981 niên, đệ 1406 hiệt.

5- [Việt Nam] Nguyễn triều quốc sử quán biên: “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập” 大南正编列传传初集, quyển 33, Chiêm Thành 占城, Nhật Bản Khánh Ưng nghĩa thục đại học 日本庆应义塾塾大学 ảnh ấn bản. 1961 – 1981 niên, đệ 1406 – 1047 hiệt.

6- [Việt Nam] Nguyễn triều quốc sử quán biên: “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập” 大南正编列传传初集, quyển 33, Chiêm Thành 占城, Nhật Bản Khánh Ưng nghĩa thục đại học 日本庆应义塾塾大学 ảnh ấn bản. 1961 – 1981 niên, đệ 1408 hiệt.

7- [Việt Nam] Nguyễn triều dật danh soạn: “Đồ Bàn thành kí” 阇槃城记, Việt Nam Hán Nôm nghiên cứu viện tàng thư, điển tàng hiệu: A3138, đệ 50 hiệt.

8- Sakkarai Dak Rai Patao, Pháp quốc Viễn đông học viện đồ thư quán tàng, 1884 sao bản, điển tàng hiệu: Po Dharma (1).

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                                Quy Nhơn 16/5/2023

Nguồn

CHIÊM BÀ VĂN HOÁ SỬ

占婆文化史

Tác giả: Lưu Chí Cường 刘志强

Bắc Kinh: Côn Luân xuất bản xã, 2019

Previous Post Next Post