CHẾ ĐỘ BÁT KÌ TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO
Chế độ
“bát kì” 八旗 do Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích 努尔哈赤 kiến
lập, là một hình thức tổ chức xã hội binh dân hợp nhất, bắt nguồn từ “Ngưu lục”
牛录 một tổ chức săn bắn của tộc Nữ Chân 女真. Nét đặc sắc nhất của chế độ bát kì là “dĩ kì thống
nhân, dĩ kì thống binh” 以旗统人, 以旗统兵, chính là dựa vào sự chống đỡ chế độ đầy sức mạnh này
mới kiến lập nên vương triều Thanh hùng mạnh.
Tiền
thân của chế độ bát kì là chế độ Ngưu lục. Người Mãn Châu 满州trước khi kiến lập vương triều Thanh đã lấy việc săn bắn
làm chính, hàng năm đến mùa săn bắn, đều lấy thị tộc hoặc thôn trại làm đơn vị,
do người có danh vọng làm thủ lĩnh. Tiến hành hoạt động săn bắn đại quy mô, loại
hình thức tổ chức lấy huyết thống và địa duyên này làm đơn vị, được gọi là chế
độ “Ngưu lục” 牛录. Thủ lĩnh của tổ chức săn bắn được gọi là Ngưu lục Ngạch
chân 牛录额真.
Tác dụng
của chế độ Ngưu lục vào thời kì đầu vô cùng lớn, thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh
của bộ lạc người Mãn Châu. Nhưng sau này, Nỗ Nhĩ Cáp Xích trong chiến tranh thống
nhất các bộ của Nữ Chân, liên tiếp giành được thắng lợi, khu vự quản hạt của
người Mãn Châu ngày càng rộng, Ngưu lục cũng ngày càng nhiều. Nhưng giữa các
Ngưu lục, nhân số hỗn loạn bất nhất, có Ngưu lục rất ít, còn nhiều thì đạt đến
hơn một hai trăm người, ít thì chưa đến một trăm người. Để phát huy sức mạnh lớn
nhất của người Mãn Châu, Nỗ Nhĩ Cáp Xích bèn trên cơ sở chế độ Ngưu lục đã cải
tổ, phát triển, mở rộng và định hình, Vạn Lịch 万历 năm thứ 29 (năm
1601), Nỗ Nhĩ Cáp Xích lần đầu tiên chỉnh biên quân đội, bắt đầu thiết lập tứ
kì, cứ mỗi 300 người thành một Ngưu lục, lập 1 Ngưu lục Ngạch chân, đồng thời
dùng màu. Lấy 4 màu hoàng, bạch, hồng, lam làm tiêu chí của kì, gọi là Chính
hoàng 正黄, chính bạch 正白, chính hồng 正红, chính lam 正蓝, cờ đều thuần sắc.
Vạn Lịch năm thứ 42 (năm 1614), để thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội
của tộc Mãn, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã “đem 4 màu này viền thêm thành 8 sắc, thành
‘bát cố sơn’ 八固山 (bát
kì). “, tức 8 loại cở là chính hoàng正黄, chính bạch正白, chính hồng正红, chính lam正蓝, tương hoàng 镶黄,
tương bạch 镶白, tương hồng 镶红, tương lam 镶蓝. Chính thức xác lập chế độ bát kì đặc biệt của triều
Thanh và kéo dài gần 300 năm.
Lúc chế
độ bát kì mới kiến lập, đặc điểm lớn nhất của nó là “binh dân hợp nhất, toàn
dân giai binh” 兵民合一, 全民皆兵, ý nghĩa là chỉ cần
là người Mãn Châu, đều quy thuộc vào bát kì. Hơn nữa, loại “kì” này có công
năng về nhiều phương diện, vừa có chức năng quân sự, lại có cả chức năng hành
chính và sản xuất. Binh đinh bát kì đương thời, lúc bình thường sẽ lao động sản
xuất, một khi có chiến tranh sẽ cầm giáo mác tùng chinh, tự lo liệu quân giới
lương thảo. Sau khi người Mãn Châu vào quan ải, đặc điểm này bị bỏ, kiến lập chế
độ binh bị thường kì và chế độ binh hưởng, bát kì binh từ đó trở thành chức
nghiệp binh.
Chủng
loại của bát kì rất nhiều, đại để chia làm 3 loại, tức Mãn Châu bát kì, Mông Cổ
bát kì và Hán quân bát kì. Trong đó Hán quân bát kì cũng gọi là “Ô chân siêu
cáp” 乌真超哈, chỉ “trọng trang bộ đội” 重装部队, còn Mãn Châu bát kì và Mông Cổ bát kì chủ yếu là kị binh, hơn nữa,
binh sĩ phổ thông của họ lại còn được phân làm 3 cấp, tức mã binh 马兵, chiến binh 战兵và thủ binh 守兵. Quân lương của 3 loại binh này khác nhau, theo thứ tự
mà thấp dần.
Trong
bát kì, kì thực hoàn toàn không phải các kì đều do hoàng đế khống chế, hoàng đế
chỉ khống chế 3 kì trong đó, tức chính hoàng kì, tương hoàng kì, chính bạch kì,
ba kì này được gọi là “thượng tam kì” 上三旗, năm kì kia được gọi
là “hạ ngũ kì” 下三旗, do một số quan viên quản lí.
Sauk hi
triều Thanh định đô tại Bắc Kinh, chủ lực của bát kì Mãn Châu phân bố khắp
trong và ngoài thành Bắc Kinh, dường như mỗi thành môn của Bắc Kinh đều có bát
kì binh trấn thủ, bách tính gọi bát kì binh là “cấm lữ bát kì” 禁旅八旗. Kẻ thống trị đương thời của triều Thanh cho rằng sự
uy hiếp lớn nhất đối với Bắc Kinh là đến từ phương bắc, cho nên họ rất chú trọng
đến sự phòng thủ thành môn phía bắc, phòng thủ rất chặt, thậm chí vùng ngoại ô
phía bắc kinh thành cũng có rất nhiều binh lực, đó cũng là nguyên nhân những địa
danh ngày nay mà ở phía bắc Bắc Kinh đa phần lấy “kì” 旗
“doanh” 营làm tên, còn ba hướng kia ít có tên kiểu như thế. Tra
địa đồ Bắc Kinh, phương vị phía bắc của địa đồ, chúng ta có thể thấy địa danh
kiểu “Tây nhị kì” 西二旗, “Tây tam kì” 西三旗,
“Bắc doanh phòng” 北营房, chính là do bởi trước đây những địa phương này từng
là doanh phòng sở tại của bát kì khi họ phòng thủ thành môn.
Đối với
người Mãn Châu mà nói, chế độ bát kì là then chốt cho sự thắng lợi của họ. Nỗ
Nhĩ Cáp Xích năm đó dựa vào 13 bộ áo giáp mà lập nghiệp, kiến quốc xưng “Hàn”
(Hãn) 汗 (1), thống nhất các bộ Nữ Chân, cuối cùng lấy được trung
nguyên thay thế triều Minh. Thanh đế sau này có thể bình định được tam phiên,
viễn chinh Tân Cương, trấn thủ Tây Tạng, kháng kích Nga sa hoàng, đạt thành tựu
vĩ đại, có thể nói chế độ bát kì là sự bảo vệ quân sự chủ yếu của họ, công
không thể xoá bỏ. Nhưng chế độ bát kì từ lúc mới ra đời, tự thân của nó đã che
đậy một tệ bệnh trí mạng dừng như không có cách nào khắc phục: hiệu năng quân sự
của nó chỉ dựa vào tập tính săn bắn của dân tộc, lấy đó làm cơ sở, mạnh tính địa
phương, còn quân sự ngoài bộ năng lực thích ứng rất kém, khuyết điểm tự thân của
nó trường kì duy trì công năng tài chính quân sự, việc chi xuất kinh tế không
thể có hiệu dụng vào việc kiến thiết quân sự, quân sự đã mất đi cơ sở tài chính
….. Đây cũng là sự tiêu vong cuối cùng của họ đã được định trước.
Chế độ bát kì từ khi bắt đầu kiến lập cho đến lúc Triều Thanh diệt vong mà diệt vong, nó đã trải qua hơn 300 năm lịch sử. Trong 300 năm ấy, được xem là trụ cột quân sự trọng yếu cho sự thống trị toàn quốc của triều Thanh, nó đã có cống hiến kiệt xuấ cho sự phát huy và củng cố một quốc gia đa dân tộc thống nhất, bảo vệ biên cương đề phòng sự xâm lược của ngoại lai, trong lịch sử Trung Quốc, mãi mãi có nét bút nồng đậm đầy màu sắc của nó.
Chú của người
dịch
1- Về chữ 汗:
Trong Khang Hi tự
điển 康熙字典có ghi:
- Bính âm “hàn”
(âm HV: hãn)
“Đường vận”, “Tập vận”, “Vận hội”: hầu cán
thiết.
“Chính vận”: hầu cán thiết. Tịnh âm 翰 (hàn)
..........
“唐韻”, “集韻”, “韻會”: 侯旰切
“正韻”:
侯幹切. 並音翰.
...........
“Đường
vận”, “Tập vận” phiên thiết là “hầu cán”.
“Chính
vận” phiên thiết là hầu cán. Đều có âm đọc là 翰
- Bính âm “hán”
(âm HV: hàn)
“Đường vận”: hồ an thiết.
“Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận”: hà
can thiết. Tịnh âm 寒 (hàn)
Khắc Hàn, tù trưởng chi xưng. Độc nhược
克韓 (khắc hàn).
Hựu Bàn Hàn, Hán huyện danh. Âm Bàn
Hàn.
“唐韻”: 胡安切.
“集韻”, “韻會”, “正韻”: 河干切. 並音寒.
可汗, 酋長之稱. 讀若克韓.
又番汗, 漢縣名. 音盤寒.
“Đường
vận” phiên thiết là “hồ an”.
“Tập vận”,
“Vận hội”, “Chính vận” phiên thiết là “hà can”. Đều có âm đọc là寒.
可汗 “Khắc hàn là từ gọi
tù trưởng. Đọc như 克韓 “khắc hàn”.”
Lại có
Bàn Hàn, tên một huyện đời Hán. Đọc là “Bàn Hàn”.
- Bính âm “gān” (âm HV: can)
“Đường vận” cổ hàn thiết.
“Tập vận” cư hàn thiết. Tịnh âm 干 (can).
..........
“唐韻”: 古寒切.
“集韻”: 居寒切. 並音干.
..........
“Đường
vận” phiên thiết là “cổ hàn”.
“Tập vận”
phiên thiết là “cư hàn”. Đều có âm đọc là 干 (bính âm: gān), (âm HV: can).
(“Khang Hi tự điển”, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 553)
Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu:
Hãn 1: mồ hôi.
2: tan lở. ..........
Một âm là hàn,
vua rợ Đột quyết gọi là khả hàn 可汗.
(Ở chữ 可trang 73 thì có âm đọc
là khắc hàn, ở đây lại là khả hàn. Chắc có lẽ tác giả nhầm – ND)
(Nhà xuất
bản Hồng Đức, 2015, trang 299)
Như vậy chữ 汗ở đây đọc là “Hàn”, ta quen đọc là “Hãn”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 02/5/2023
Nguồn
LÃO BẮC KINH ĐÍCH THÚ VĂN TRUYỀN THUYẾT
老北京的趣闻传说
Biên soạn: Trương Huỷ Nghiên 张卉妍