THÔNG TỊCH, HỘ TỊCH
Thời cổ khi bắt đầu làm quan gọi là “thông tịch” thông通籍. Văn học gia nổi tiếng đời Thanh Viên Mai 袁枚 trong Hoàng sinh
tá thư thuyết 黄生借书说viết rằng:
Thông tịch hậu, bổng khứ thư lai.
通籍后, 俸去书来
(Sau khi ra làm
quan, có bổng lộc dùng để mua sách)
Ý là:
(bản thân mình lúc còn trẻ do vì nghèo khó, mua không nỗi sách) Sau khi làm
quan, dùng bổng lộc để mua sách.
Có một
bài văn, không rõ ý nghĩa của từ “thông tịch” đã đem câu của Viên Mai ngắt câu
sai:
Triếp tỉnh kí thông tịch, hậu bổng khứ
thư lai.
辄省记通籍, 后俸去书来
(Sách
xem qua liền ghi nhớ trong lòng. Ra làm quan, sau khi có bổng lộc dùng để mua
sách)
Chữ “tịch”
籍 ở
“thông tịch” 通籍có liên quan đến ý nghĩa của “hộ tịch” 户籍. Vì thế, cần truy ngược đến đặc điểm công cụ dùng để
viết thời cổ, mới có thể tiến thêm một bước giải thích ý nghĩa của chữ “tịch” 籍này.
Trung
Quốc thời cổ việc dùng bút lông viết chữ có từ rất sớm. Có thể viết trên lụa,
nhưng giá cả rất đắt, dân thường không thường dùng. Đa phần viết trên “độc” 牍từ mảnh gỗ làm thành và viết trên “giản” 简 từ
trúc làm thành, viết trên “giản” 简chiếm đa số.
“Giản” 简lại có các loại, như “tiên” 笺.
Tiên 笺 là một loại trúc giản tương đối nhỏ.
“Tịch” 籍 cũng
là một loại giản, đặc điểm của nó đa phần dùng để đăng kí.
“Tịch” 籍khi dùng như động từ, chỉ việc đăng kí. Ví dụ như
trong Sử kí – Hạng Vũ bản kỉ’ 史记 - 项羽本纪 có
ghi:
Tịch lại dân, phong phủ khố.
籍吏民, 封府库
Ở đây
là nói Lưu Bang 刘邦 sau
khi tiến vào Hàm Cốc quan 函谷关, nhưng nơi nào đã
đến đều cho quan lại và bách tính đăng kí, phủ khố thì niêm phong lại để đợi Hạng
Vũ 项羽sắp xếp.
Thời cổ
khi trưng điệu ngựa của dân gian cũng phải đăng kí, gọi là “tịch mã”. Đồ vật
đăng kí nếu là tịch thu sung công thì gọi là “tịch một”.
“Tịch” 籍 khi
dùng như danh từ là chỉ danh sách đăng kí. Hộ tịch đương nhiên cũng cần đăng kí
vào danh sách. Trong Quản Tử - Cấm tàng 管子 - 禁藏có nói:
Hộ tịch điền kết giả, sở dĩ tri bần phú
chi bất tí.
户籍田结者, 所以知贫富之不訾
Ý nói:
Mỗi hộ đều dùng “tịch” để dăng kí, mỗi khoảnh ruộng đều tính sản lượng. do đó
biết được sự sai biệt giàu nghèo.
Trong Tam quốc chí – Nguỵ thư – Thôi Diễm truyện 三国志 - 魏书 - 崔琰传có ghi:
Tạc án hộ tịch, khả đắc tam thập vạn
chúng.
昨案户籍, 可得三十万众
(Hôm qua kiểm tra đối chiếu hộ tịch, đông đến ba chục
vạn)
Có thể
thấy Trung Quốc từ rất sớm đã có chế độ hộ tịch. Dân Trung Quôc từ xưa đến nay
luôn muốn ở yên nơi quê hương của mình, không muốn di dời. đời đời nối nhau ở một
nơi nào đó, hộ tịch luôn tại nơi đó, điều mà gọi là “tịch quán” 籍贯chính là nói ý này. Tịch quán sở tại là quê hương của
mình. “Tổ tịch” 祖籍, “nguyên tịch” 原籍 để gọi tịch
quán sở tại của tổ tiên sau khi mình chuyển đến một nơi khác.
Danh
sách các loại đăng kí khác đều có thể gọi là “tịch” 籍.
Như:
Học tịch
学籍, là danh sách học sinh đăng kí.
Hội tịch
会籍, là danh sách hội viên đăng kí.
Đăng kí
vào danh sách là để biểu thị một thân phận nào đó. Nhân đó mà, “quốc tịch” 国籍 chỉ
một người có thân phận thuộc một quốc gia nào đó.
Quân tịch
军籍, chỉ thân phận quân nhân.
Hiện tại
mọi người sử dụng những từ như hộ tịch, quốc tịch, đại khái không nghĩ tới “tịch”
籍lúc ban đầu của nó là chỉ loại trúc giản dùng để đăng
kí.
Thời cổ, ra làm quan, phải đem họ tên, tuối tác, thân phận của mình đăng kí trên tịch. Tịch này được đưa đến cung đình, treo trên gian phòng nới cửa cung, lính bảo vệ căn cứ vào tịch để kiểm tra thân phận, đem danh tịch báo lên cung đinhg, gọi đó là “thông tịch” 通籍. Đó chính bước đầu tiên của việc làm quan, nhân đó mà sau này đem “thông tịch” gọi thay cho việc bắt đầu làm quan.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/4/2023
Nguồn
HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM
汉语汉字文化常谈
Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢
Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti
Trung Quốc – Bắc kinh 2015