QUÂN 君
“Quân vương” 君王 “quốc quân” 国君, “quân” 君 đã diễn biến như thế nào để trở thành xưng vị chí cao
vô thượng?
Quân 君, tự hình ở giáp cốt văn là loại chữ hội ý, phần trên
là cánh tay cầm một cây trượng, phần dưới là “口”
(khẩu). Cây trượng này không phải là loại trượng thông thường, mà là thần trượng,
chỉ có nhân viên có thần chức mới có thể cầm được. “口”
(khẩu) ở dưới là chỉ miệng đang phát bố mệnh lệnh. Cả chữ hội ý lại là nhân
viên có thần chức truyền đạt chỉ ý. Tự hình ở kim văn, 口
(khẩu) được che phủ lên, nét bút càng thô càng mĩ quan. Tự hình ở tiểu triện,
phần trên có biến đổi chút ít.
Trong Thuyết văn giải tự 说文解字có chép:
Quân, tôn dã. Tùng doãn khẩu, khẩu dĩ phát lệnh.
君, 尊也. 从尹口, 口以发令.
(Quân là
bậc tôn quý. Theo chữ doãn, “khẩu” để phát hiệu lệnh.)
“Doãn” 尹là từ gọi vị tù trưởng của bộ lạc, chỉ có ông ấy mới
có thể có quyền trượng. Bạch Xuyên Tĩnh 白川静tiên
sinh thì cho rằng, chữ “khẩu” 口 ở phía dưới của chữ không phải chỉ miệng, mà là “trí hữu
hướng thần đảo cáo thần từ đích chúc chú chi khí” 置有向神祷告的祝咒之器 (một loại đồ vật
đựng những lời cầu chúc được đặt hướng đến thần để cầu khấn) Nhân đó, chữ
“quân” 君 là
chữ hội ý lại, là “tay cầm thần trượng, tụng đọc những lời khấn cầu, vị thủ trưởng
vu chúc có thể triệu thỉnh thần linh giáng lâm. Thủ trưởng vu chúc có quyền về
chính trị, nhân đó thủ trưởng của thị tộc gọi là “quân”.
Bạch
Xuyên Tĩnh tiên sinh có điểm hơn người ở chỗ, từ việc không đem “khẩu” cho là
miệng, mà xem là một loại khí cụ tế tự, thuật ngữ của ông là “chúc chú chi khí”
祝咒之器, bên trong chứa đựng các câu cầu khấn. Như vậy,
“quân” trở thành một loại thần chức, tiến đến nghĩa là người thống trị tối cao
của quốc gia, tức định nghĩa trong Thượng
thư 尚书:
Hoàng thiên quyến mệnh, yêm hữu tứ hải, vi
thiên hạ quân.
皇天眷命, 奄有四海, 为天下君.
(Hoàng
thiên chú ý đến, được có hết bốn biển, làm vị quân chủ của thiên hạ)
Nhưng,
trừ nét nghĩa là quốc quân ra, “quân” 君còn có xưng vị đặc định
khác. Thiên tử, chư hầu, khanh, đại phu, có người thống trị đất đai các cấp đều
gọi là “quân”; phu nhân cũng gọi là “quân”; cũng có thể gọi phụ mẫu là “quân”,
ví dụ như “nghiêm quân” 严君; thiếp gọi chồng là
“quân”; chồng gọi thiếp là “tế quân” 细君, thê tử của Đông
Phương Sóc 东方朔 gọi
là “Tế quân” 细君, về sau dùng là từ thông xưng thê tử. Các loại như thế,
không cần phải nói thêm.
“Quân tử”
君子là nhân cách lí tưởng trong học thuyết Nho gia, Ban Cố
班固 trong Bạch Hổ
thông 白虎通giải thích rằng:
Hoặc xưng quân tử hà? đạo đức chi xưng dã.
Quân chi vi ngôn quần dã; Tử giả trượng phu chi thông xưng dã.
或称君子何? 道德之称也. 君之为言群也; 子者丈夫夫之通称也.
(Thế
nào gọi là quân tử? ấy là gọi về đạo đức. Lời của quân có thể hợp quần, tử là
thông xưng trượng phu)
Vương
An Thạch 王安石 giải
thích càng rõ hơn:
Cố thiên hạ chi hữu đức, thông vị quân tử.
故天下之有德, 通谓君子.
(Cho
nên người có đức trong thiên hạ, gọi chung là quân tử)
Khổng Tử
孔孔子từng tổng kết:
Quân tử hữu tam giới: Thiếu chi thời, huyết
khí vị định, giới chi tại sắc; cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới
chi tại đấu; cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc.
君子有三戒: 少之时, 血气未定, 戒之在色; 及其壮也, 血气方刚, 戒之在斗; 及其老也, 血气既衰, 戒之在得.
(Quân tử có ba điều cần phải cảnh
giới: Lúc trẻ khí huyết chưa ổn định, cảnh giới ở chỗ mê đắm nữ sắc; đến lúc
tráng niên, khí huyết đang vượng, cảnh giới ở chỗ tranh giành hiếu đấu; lúc về
già khí huyết đã suy, cảnh giới ở chỗ tham không biết chán.)
Khổng Tử
còn tổng kết có ba điều nên kính sợ:
Uý thiên mệnh, uý đại nhân, uý thánh nhân
chi ngôn.
畏天命, 畏大人, 畏圣人之言.
(Kính sợ
mệnh trời, kính sợ người ở địa vị cao, kính sợ lời nói của thánh nhân.)
Quân tử
còn có chin điều cần phải suy nghĩ, tức chín việc phải dụng tâm suy nghĩ:
Thị tư minh, thính tư thông, sắc tư ôn, mạo
tư cung, ngôn tư trung, sự tư kính, nghi tư vấn, phẫn tư nạn, kiến đắc tư
nghĩa.
视思明, 听思聪, 色思温. 貌思恭, 言思忠, 事思敬, 疑思问, 忿思难, 见得思义.
(Nhìn cần
phải nghĩ đến việc nhìn cho chính xác, nghe cần phải nghĩ đến việc nghe cho rõ,
sắc mặt cần phải nghĩ đến việc có được ôn hoà hay không, dung mạo cần phải nghĩ
đến việc có cung kính hay không, lời nói cần phải nghĩ đến việc có trung hậu
thành khẩn hay không, làm việc cần phải nghĩ đến có chăm chỉ cẩn thận hay
không, có điều nghi ngờ cần phải nghĩ đến việc nhờ người thỉnh giáo, lúc tức giận
cần phải nghĩ đến hậu quả, lúc gặp được điều lợi cần phải nghĩ có hợp với điều
nghĩa hay không.)
Những
điều này đều là yêu cầu đối với “quân tử”.
Còn như
cách nói “quân tử chi giao đạm nhược thuỷ” 君子之交淡若水, xuất từ sách Trang Tử 庄子:
Quân tử chi giao đạm nhược thuỷ, tiểu nhân
chi giao cam nhược lễ. Quân tử đạm dĩ thân, tiểu nhân cam dĩ tuyệt.
君子之交淡若水, 小人之交甘若醴. 君子淡以亲, 小人甘以绝.
(Quân tử
giao thiệp nhạt như nước, tiểu nhân giao thiệp, ngọt như rượu ngọt. Quân tử nhạt
để mà thân cận, tiểu nhân ngọt mà nghĩa tuyệt.)
Quách
Tượng 郭象chú rằng:
Vô lợi cố đạm, đạo hợp cố thân
无利故淡, 道合故亲
(Không
vì cái lợi nên nhạt, đạo hợp với nhau nên thân)
Khổng
Dĩnh Đạt 孔颖达sớ rằng:
Quân tử chi tiếp như thuỷ giả, ngôn quân tử
tương tiếp, bất dụng hư ngôn, như lưỡng thuỷ tương giao, tầm hợp nhi dĩ.
君子之接如水者, 言君子相接, 不用虚言, 如两水相交, 寻合而已.
Quân tử
giao tiếp như nước, ý nói quân tử lúc giao tiếp với nhau, không dùng những lời
hoa hoè sáo rỗng, như hai dòng nước giao nhau chỉ tìm chỗ hợp với nhau mà thôi)
Người ta thường nói “quân tử chi giao đạm nhược thuỷ”, nhưng rất ít người nghĩ đến ở sau câu đó còn có câu “tiểu nhân chi giao cam nhược lễ”. Tiểu nhân giao tiếp với nhau giống như các ngọt của rượu ngọt, nhưng cái ngọt đó lại xuất phát từ sự suy tính về lợi ích, không phải xuất phát từ bản tâm và thiên tính, nhân đó khi có được lợi ích hoặc khi lợi ích mất đi, ngay lập tức sẽ trở mặt đoạn giao. Thái độ đối đãi của quân tử và tiểu nhân từ hai câu này có thể phân biệt rất rõ ràng.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 16/4/2023
Nguồn
TÀNG TẠI HÁN TỰ LÍ ĐÍCH CỔ ĐẠI GIA QUỐC CHÍ
藏在汉字里的的古代家国志
Biên soạn: Hứa Huy 许晖
Bắc Kinh: Hoá học công nghiệp xuất bản xã, 2020.