QUẢN TRỌNG VÌ SAO LẠI XƯNG LÀ “TRỌNG”
Quản
Trọng 管仲 (? –
năm 645 trước công nguyên) là chính trị gia nước Tề thời Xuân Thu. Ông họ Quản 管, tên Di Ngô 夷吾, thế thì “Trọng” 仲 ở Quản
Trọng 管仲giải thích như thế nào? Trong Cổ nhân danh tự giải hỗ 古人名字解诂 của Cát
Thường Hoành 吉常宏, Cát Phát Hàm 吉发涵có
ghi:
Danh Di Ngô, Trọng đương thị hàng đệ. ‘Lễ kí
– Đàn Cung thượng’: ‘Ấu danh. Quán (20 tuế) tự, ngũ thập dĩ Bá Trọng.’ Kính kì
nhân, xưng kì hàng đệ, kì tự toại bất truyền.
名夷吾, 仲当是行第. ‘礼记 - 檀弓上’: 幼名. 冠 (20 岁) 字, 五十以伯仲.’ 敬其人, 称其行第, 其字遂不传.
(Tên là
Di Ngô, Trọng là gọi theo thứ tự anh em của nhà. Sách ‘Lễ kí – Đàn Cung thượng’ có
nói: ‘Lúc nhỏ gọi theo danh. Đến lúc làm lễ đội mũ (20 tuổi) gọi theo tên tự,
50 tuổi lấy Bá, Trọng để gọi.’ Kính trọng người, thì gọi người đó theo thứ tự,
tên tự dần không truyền lại.)
Câu giải
thích này rất hay.
Người
xưa tại sao khi 20 tuổi cần phải đặt tên tự, lúc già (50 tuổi trở lên) lại chuyển
dùng theo thứ tự Bá 伯, Trọng 仲để xưng hô? Đối với vấn
đề này, Khổng Dĩnh Đạt 孔颖达đời Đường đã giải
thích, ông nói rằng: Khi đến 20 tuổi, có thể làm cha, nếu bạn bè vẫn gọi người
đó theo “danh”, là không thích hợp, cho nên dùng “tự” để xưng hô; đến 50 tuổi,
người già có địa vị tôn quý, xưng tự vốn biểu thị sự cung kính, nhưng phân
lượng hiềm không đủ, bèn lấy Bá 伯 Trọng 仲 Thúc 叔, Quý 季 để
xưng hô. Từ danh mà đến tự, từ tự đến thứ bậc, cách xưng hô trong một đời mà có
3 lần biến đổi. “Trọng” ở Quản Trọng chính là như thế. Ví dụ tương tự: Lưu Bang
刘邦, cũng gọi là Lưu Quý 刘季.
Quý 季 cũng là tôn xưng gọi theo thứ tự.
Những năm 30 của thế kỉ 20, trong Đông Phương tạp chí 东方杂志, quyển 25 số 7, thư pháp gia Sa Mạnh Hải 沙孟海 biên soạn có nói đến vấn đề này,đây được xem là tri thức văn hoá Hán tự giới thiệu đến đại chúng.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/4/2023
Nguồn
HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM
汉语汉字文化常谈
Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢
Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti
Trung Quốc – Bắc kinh 2015