CHỮ “TỐ” VÀ CHỮ “TIÊN” 祖 / 先
Chữ “tổ” 祖
Tổ 祖, chính
là “tổ tiên” 祖先, “tổ tông” 祖宗.
Chữ 祖 (tổ) trong giáp cốt văn viết thành chữ 且, 且là chữ
gốc của chữ 祖 (tổ), bắt nguồn tự sự sùng bái sin thực của tổ tiên. Nhân vì 且 tượng trưng cho tổ tiên của
nhân loại, lại được con người tế tự, nên người đời sau đã thêm bộ 示 bên
trái chữ 且 thành chữ 祖. Do bởi “tổ tiên” 祖先có hàm nghĩa là ban đầu, là sớm
nhất, nên có cách nói “tị tổ” 鼻祖, “tổ sư gia” 祖师爷.
Chữ “tiên” 先
Chữ 先 (tiên) trong giáp cốt văn do hai bộ phận trên dưới tổ thành, bên trên là 止(chỉ), bên dưới biểu thị một người đứng nghiêng, cả chữ biểu thị người đi về phía trước. So với giáp cốt văn, chữ 先(tiên) ở kim văn biến hoá không lớn lắm. Đến tiểu triện, bên trên viết là 止 (chỉ), chữ 人 (nhân) bên dưới viết thành 儿.
Quá trình diễn biến của chữ 祖 (tổ)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/4/2023
Nguồn
HÁN TỰ TIỂU THỜI HẬU
TỔ TIÊN ĐÍCH SINH HOẠT
汉字小时候
祖先的生活
Biên soạn: Dương Quân 杨军
Tây An: Thiểm Tây Nhân dân Giáo dục
xuất bản xã, 2018