XƯNG VỊ “TƯỚNG QUÂN” TỪ ĐÂU MÀ RA
Với từ
“Tướng quân” 将军, tin chắc rằng mọi người không ai cảm thấy xa lạ.
Trong chế độ quân hàm hiện hành của Trung Quốc phân ra làm 3 cấp: Tướng 将, Hiệu 校, Uý 尉; trong đó Hiệu 校và
Uý 尉 lại
phân làm 4 cấp: Thiếu 少, Trung 中, Thượng 上, Đại 大; Tướng 将phân làm 3 cấp: Thiếu
tướng 少将, Trung tướng 中将,
Thượng tướng 上将.
“Tướng
quân” thông thường chỉ người có quân hàm từ Thiếu tướng trở lên. Thời gian ra đời
từ “Tướng quân” rất sớm, thời kì Xuân Thu đã có rồi.
Theo
Chu lễ, thiên tử có 6 quân, chư hầu có thể lĩnh 1 quân. Thời Tấn Văn Công 晋文公, để thích ứng với nhu cầu chiến tranh tranh bá, mở rộng
tam quân làm thành Thượng 上, Trung 中, Hạ 下 tam quân, các chư hầu khác lần lượt bắt chước theo. Thống
soái của tam quân do Tam khanh 三卿 đảm nhiệm, “xuất tướng biên doanh, nhập chưởng cơ mật”
出将边营, 入掌机密 (bên ngoài làm Tướng
phòng thủ biên doanh, về triều nắm giữ việc cơ mật). Thời Xuân Thu hãy còn chưa
có chức “Tướng quân”, còn như Tam khanh, Theo Lễ kí – Vương chế 礼记 - 王制:
Đại quốc Tam khanh, giai mệnh vu thiên tử.
大国三卿, 皆命于天子
(Đại quốc có Tam khanh, đều do thiên tử nhậm mệnh)
Khổng
Dĩnh Đạt 孔颖达sớ rằng:
Thôi thị vân: Tam khanh giả, y Chu chế nhi
ngôn, vị lập Tư đồ, kiêm Trủng tể chi sự; lập Tư mã, kiêm tống bá chi sự; lập
Tư không, kiêm Tư khấu chi sự.
崔氏云: 三卿者, 依周制而言, 谓立司徒, 兼冢宰之事; 立司马, 兼宗伯之事; 立司空, 兼司寇之事.
(Họ
Thôi nói rằng: Tam khanh là dựa theo chế độ của nhà Chu mà nói, lập Tư đồ kiêm
việc của Trủng tể; lập Tư mã, kiêm việc của tông bá; lập Tư không, kiêm việc của
Tư khấu.)
Có thể
thấy, Tam khanh là chỉ 3 chức quan: Tư không 司空,
Tư đồ 司徒, Tư mã 司马. Tam khanh của đại
chư hầu quốc, nếu như nghiêm túc theo quy định của Chu lễ cần phải có được sự
nhậm mệnh của thiên tử.
Sau khi tam quân ra đời, do Tam khanh mỗi khanh nắm giữ một quân, khanh làm thay chức Tướng quân. Hàm nghĩa ban đầu của “Tướng quân” chính là “tướng lãnh nhất quân” 将领一军. Thời Chiến Quốc, bắt đầu thiết lập chức quan “Tướng quân”, Về sau do bởi số lượng quân đội một lần nữa được mở rộng, Tướng quân cũng ngày càng nhiều, cần phải có một người để thống soái, cho nên lại có “Đại tướng quân” 大将军hoặc “Thượng tướng quân” 上将军. Từ đời Hán về sau, do bởi binh chủng tăng nhiều, một Đại tướng quân cũng quản không nổi, cho nên lại có cấp biệt “Phiêu kị tướng quân” 骠骑将军, “Xa kị tướng quân” 车骑将军, “Vệ tướng quân” 卫将军. Hai đời Minh Thanh, có chiến sự xuất chinh, đặt Đại tướng quân 大将军 và Tướng quân 将军, chiến sự kết thúc thì miễn. Triều Thanh, Tướng quân là một trong những tước hiệu của tông thất. Vị trưởng quan quân sự trú đóng các vùng cũng xưng là Tướng quân.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 03/3/2023
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013