VĂN THIÊN TƯỜNG VỚI “CHÍNH KHÍ CA”
Văn Thiên Tường 文天祥 là người Cát An 吉安 Giang Tây 江西, chính trị gia, văn học gia kiệt xuất cuối thời
Tháng 2
năm 1279, triều Nguyên thống nhất Trung Quốc, triều Nam Tống tuyên cáo diệt
vong. Là vị Thừa tướng triều Nam Tống, Văn Thiên Tường 文天祥bị
bắt. Nguyên Thế Tổ 元世祖 đặc
biệt hạ lệnh:
- Nhất định phải thuyết phục Văn Thiên Tường đầu
hàng, triều Nguyên cần có trung thần như ông ấy.
Quân
Nguyên áp giải Văn Thiên Tường đến Đại Đô 大都
(nay là thành phố Bắc Kinh 北京), cho ở một lữ
xá vào loại thượng đẳng, dùng giai hào mĩ tửu khoản đãi. Thừa tướng triều
Nguyên Bác La 博罗phái viên quan đầu hàng Lưu Mộng Viêm 留梦炎đi khuyên hàng. Văn Thiên Tường thấy tên phản đồ liền
tức giận, không đợi y mở miệng đã mắng y một trận, mắng đến mức y không ngóc đầu
lên được, đành phải chuồn đi. Quân Nguyên thấy việc khuyên hàng không thành, liền
giải Văn Thiên Tường đến nha môn Binh mã ti 兵马司,
chân tay mang gông cùm, giam cầm lại.
Qua một
tháng sau, Thừa tướng triều Nguyên Bác La đích thân thẩm vấn Văn Thiên Tường.
Văn Thiên tường bị sĩ binh áp giải đến đại đường Xu mật viện, chỉ thấy Bác La
ngỏi ở trên sắc mặt hung dữ, Văn Thiên Tường ngẩng đầu ưỡn ngực hiên ngang tiến lên. Bác La hỏi:
- Ông giờ còn điều gì để nói không?
Văn
Thiên Tường thản nhiên nói rằng:
- Từ xưa đến nay, quốc gia hưng vong nối tiếp
nhau, đại thần bị giết, thì triều đại nào mà không có? Ta là thần tử của Đại Tống,
hiện tại bị bắt, chỉ mong được chết sớm.
Bác La
không biết cách nào, đành giam Văn Thiên Tường vào thổ lao.
Thổ lao
mà Văn Thiên Tường bị giam, vừa thấp vừa chật, u ám ẩm ướt. Lúc mưa nước đầy mặt
đất, lúc nắng khí nóng như nung người, nặng nề khiến người không thở nỗi. Cách
vách lao phòng là nhà bếp của ngục tốt, từng đợt khói bốc lên, lại còn mùi hôi
của chuột chết bị thối rửa, quả là muốn xông chết người.
Hoàn cảnh
ác liệt đó chỉ có thể giày vò thể xác Văn Thiên Tường chứ không thể bẻ gãy ý
chí của ông. Văn Thiên Tường ở trong lao đã viết ra “Chính khí ca” 正气歌 được truyền tụng thiên cổ. Trong bài thơ, Văn Thiên Tường
đã nêu ra một số trung thần nghĩa sĩ kiên trì chính nghĩa, không sợ hi sinh,
cho rằng hạo nhiên chính khí trong khoảng trời đất hiển hiện trên người họ.
Nhất là đến bước ngoặt khẩn cấp quyết định, họ càng biểu hiện khí tiết cao thượng,
từ đó mà danh tiếng anh hùng được lưu vào sử sách.
Nguyên Thế Tổ nhiều lần khuyên Văn Thiên Tường đầu hàng không thành, đành phải xử tử Văn Thiên Tường.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/3/2023
Nguyên tác Trung văn
VĂN THIÊN TƯỜNG DỮ “CHÍNH KHÍ CA”
文天祥与 “正气歌”
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH SỬ CỐ SỰ (tập 6)
中国历史故事
Biên soạn: Sơ Dương Tả Tả 初阳姐姐
Trường Xuân: Cát Lâm văn sử xuất
bản xã, 2015