梦蛇化龙
“宋史”
董遵诲, 范阳人, 父宗本善骑射. 汉祖擢拜随州刺史署. 遵诲尝谓太祖曰: “每见城上紫云如盖, 又梦登高台, 遇黑蛇约长百余尺, 俄化龙飞腾东北去, 雷电随之. 是何祥也?” 太祖不对. 及即位. 一日便殿召见遵诲谓曰: “卿尚记往日紫云及龙化之梦乎?” 遵诲再拜呼:”万岁”.
MỘNG
XÀ HOÁ LONG
“Tống sử”
Đổng Tuân Hối (1), Phạm Dương nhân, phụ Tông Bổn thiện kị xạ. Hán Tổ trạc bái Tuỳ Châu Thứ sử thự. Tuân Hối thường vị Thái Tổ viết: “Mỗi kiến thành thượng tử vân như cái, hựu mộng đăng cao đài, ngộ hắc xà ước trường bách dư xích, nga hoá long phi đằng đông bắc khứ, lôi điện tuỳ chi. Thị hà tường dã?” Thái Tổ bất đối. Cập tức vị. Nhất nhật tiện điện triệu kiến Tuân Hối vị viết: “Khanh thượng kí vãng nhật tử vân cập long hoá chi mộng hồ?” Tuân Hối tái bái hô: “Vạn tuế”.
MƠ THẤY RẮN HOÁ RỒNG
“Tống sử”
Đổng
Tuân Hối (1), người Phạm Dương, phụ thân là Tông Bổn, giỏi cưỡi ngựa
bắn tên. Hán Tổ (tức Lưu Cảo 刘暠vốn tên Lưu Tri Viễn 刘知远nhà
Hậu Hán 947 – 950 - ND) cất nhắc làm Tuỳ Châu Thứ sử. Tuân Hối thường nói với
Thái Tổ (tức Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận 赵匡胤 - ND) rằng:
- Mỗi khi thấy trên thành mây tía tụ lại như
cái lọng, lại nằm mơ thấy lên đài cao, gặp con rắn đen dài khoảng hơn trăm
xích, phút chốc hoá thành rồng bay về hướng đông bắc, sấm chớp theo sau. Ấy là
điềm cát tường gì vậy?
Thái Tổ
không đáp. Sau Thái Tổ lên ngôi. Ngày nọ
tại điện cho triệu kiến Tuân Hối, Thái Tổ nói rằng:
- Khanh còn nhớ đám mây tía ngày trước cùng giấc
mơ thấy rắn hoá rồng không?
Tuân Hối bái một lần nữa hô “Vạn tuế”.
Chú của người
dịch
1- Đổng Tuân Hối
董遵诲 (926 – 981):
Người Phạm Dương 范阳 Trác
Châu 涿州, danh tướng thời Bắc Tống, võ nghệ tuyệt luân. Thời Hậu
Hán, theo phụ thân Đổng Tông Bổn 董宗本từ chỗ Khất Đan 契丹chạy về phương nam đầu bôn Lưu Tri Viễn 刘知远. Thời Hậu Chu, theo Thế Tông 世宗công
Bắc Hán, Hậu
https://baike.baidu.com/item/%E8%91%A3%E9%81%B5%E8%AF%B2/7980186
Phụ lục của người dịch
Vĩnh Lạc đại điển 永乐大典: là bộ loại thư đại thành của điển tịch cổ đại Trung
Quốc do Minh Thành Tổ Chu Đệ 明成祖朱棣mệnh cho Giải Tấn
解缙, Diêu Quảng Hiếu 姚广孝,
chủ trì biên soạn vào niên hiệu Vĩnh Lạc 永乐.
Ban đầu có tên là “Văn hiến đại thành” 文献大成, sau Minh
Thành Tổ đích thân viết lời tựa đồng thời ban cho tên là “Vĩnh Lạc đại điển” 永乐大典. Toàn sách có 22877 quyển (mục lục 60 quyển, tổng cộng
22937 quyển). 11095 sách, ước khoảng 370.000.000 chữ.
Chánh bản Vĩnh Lạc đại
điển vẫn chưa xác định có tồn tại ở Vĩnh lăng 永陵hay
không, nhưng bản sao đại điển đã gặp phải kiếp nạn, đa số bị huỷ bởi hoả tai và
chiến loạn, cũng có một bộ phận bị người đời sau lấy danh nghĩa tu thư lấy cắp.
Hiện chỉ còn hơn 800 quyển nhưng tản lạc. Nội dung Vĩnh Lạc đại điển bao gồm kinh, sử, tử, tập, liên quan đến thiên
văn địa lí, âm dương y thuật, chiêm bốc, Thích tạng Đạo kinh, hí kịch, công nghệ,
nông nghệ, bao hàm số lượng tri thức phong phú mấy ngàn năm của dân tộc Trung
Hoa. Trong Bất Liệt Điên Bách khoa toàn
thư 不列颠百科全书 (Encyclopedia Britannica - ND) ở điều mục
“Bách khoa toàn thư” 百科全书 đã cho Vĩnh Lạc
đại điển, bộ loại thư đời Minh của Trung Quốc là “Thế giới hữu sử dĩ lai tối
đại đích Bách khoa toàn thư” 世界有史以来最大的百科全书 (bộ Bách
khoa toàn thư lớn nhất trên thế giới từ khi có sử đến nay). Vĩnh Lạc đại điển đã trở thành phù hiệu
trọng yếu của văn hoá Trung Quốc.
https://baike.baidu.com/item/%E6%B0%B8%E4%B9%90%E5%A4%A7%E5%85%B8/360538
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 05/3/2023
Nguồn
VĨNH LẠC ĐẠI ĐIỂN
Đệ 7 sách
永樂大典
第 7 冊
Chủ biên:
Bắc Kinh: Trung Quốc Hí kịch xuất bản xã. 2008